Bắc Giang: Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:45:08 Sáng

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATLĐ & VSMT trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

tm-img-alt
UBND tỉnh Bắc Giang đã đầu tư cho 13 công trình y tế với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách và từ Quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp của các đơn vị y tế. Tuy nhiên, 3 công trình y tế đang được thi công gần đây đã bộc lộ nhiều dấu hiệu bất cập trong việc đảm bảo an toàn lao động, tiến độ và chất lượng công trình. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, ATLĐ trong thi công công trình xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, quy phạm, công nghệ xây dựng tiên tiến… trong thiết kế, thi công công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, ATLĐ trong xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; phối hợp chặt chẽ với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.

Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công của chủ đầu tư, lồng ghép kiểm tra công tác quản lý ATLĐ&VSMT trong công trình xây dựng theo quy định.

Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, ATLĐ trong thi công công trình xây dựng đối với các lĩnh vực của ngành mình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình.

 

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương nơi có công trình xây dựng chuyên ngành được triển khai kiểm tra khi công trình có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng.

Tăng cường tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu, đồng thời kiểm tra công tác quản lý ATLĐ&VSMT trên công trình xây dựng trong quá trình thi công của chủ đầu tư theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATLĐ trong lĩnh vực xây dựng.

 

Tổ chức tiếp nhận, xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về ATLĐ trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thông báo công khai các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên cổng thông tin điện tử của sở và các phương tiện thông tin đại chúng.

UBND các huyện, thành phố Bắc Giang chỉ đạo kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện để thực hiện tốt vai trò chủ đầu tư, thực hiện quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện quyết định đầu tư hoặc thực hiện tốt hợp đồng với UBND cấp xã để thực hiện quản lý dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư theo phân cấp.

 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thi công xây dựng trên địa bàn, có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn quản lý.

Chủ đầu tư thường xuyên rà soát các quy định pháp luật hiện hành trong quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý ATLĐ thi công xây dựng để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác quản lý chất lượng trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Nâng cao năng lực, trách nhiệm trong tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của nhà thầu trong quản lý chất lượng, ATLĐ&VSMT trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác thi công xây dựng để kịp thời phát hiện xử lý những sai sót, tránh tình trạng phải xử lý sau khi đã hoàn thành công trình.

Các đơn vị tư vấn xây dựng công trình cần khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật; trong đó chú trọng xây dựng, củng cố bộ máy và hệ thống quản lý chất lượng bảo đảm chặt chẽ, đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tư vấn do mình thực hiện. Kiên quyết không chấp nhận nghiệm thu khi phát hiện nhà thầu có những vi phạm về chất lượng công trình.../..


Hạnh Vân



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp xanh, bảo đảm quá trình thực hiện có thể tối ưu hóa hiệu quả lợi ích từ cấp địa phương đến toàn bộ nền kinh tế, hướng tới sự phát triển bền vững.

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng tăng, sáng ngày 30/3, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị nhằm kết nối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm sâm Nam núi Dành - một sản phẩm quý hiếm có nguồn gốc bản địa.

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.