An Giang: Phòng, chống đuối nước, phổ cập bơi cho trẻ em

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/11/2022 | 10:13:36 Sáng

Để tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em, hàng năm, tỉnh bố trí ngân sách 1 tỷ đồng để tổ chức điểm giữ trẻ mùa lũ cho các địa bàn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

An Giang là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, có hơn 435.500 trẻ em (từ 0 đến dưới 16 tuổi). Nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ em và các gia đình trong phòng, chống đuối nước, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Từ năm 2016-2020 toàn tỉnh có 125 trẻ em tử vong do đuối nước.  Từ năm 2021 đến nay có 19 trẻ em tử vong do đuối nước. Mỗi trường hợp trẻ em bị đuối nước được hỗ trợ mai táng phí 18 triệu đồng, nguồn kinh phí của địa phương giúp cho gia đình trẻ vượt qua khó khăn, đau thương, mất mát.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước do điều kiện tự nhiên nhiều ao, hồ, sông, suối, nước lớn và mạnh vào mùa mưa lũ. Trong khi đó, kỹ năng biết bơi an toàn, kiến thức về phòng, chống đuối nước của trẻ còn hạn chế...

Nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em đuối nước, tới đây, tỉnh tiếp tục đổi mới phương pháp truyền thông, giáo dục, vận động xã hội hóa. Đưa nội dung giáo dục kiến thức phòng, chống tai nạn đuối nước vào giảng dạy chính khóa ở trường học, nhất là học sinh tiểu học và THCS. Củng cố, kiện toàn cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; nâng cao trách nhiệm vận động, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ đuối nước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mô hình, dự án liên quan đến công tác phòng, chống đuối nước; tạo điều kiện cho việc dạy bơi trong cộng đồng kịp thời, hiệu quả hơn.

Ngoài sự chủ động của gia đình, rất cần sự vào cuộc của nhà trường trong phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm các điều kiện dạy, học bơi tại các cơ sở giáo dục. Các trung tâm thể dục - thể thao cần có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn... cho học sinh.

 

Để tăng cường phòng, chống đuối nước trẻ em, hàng năm, tỉnh bố trí ngân sách 1 tỷ đồng để tổ chức điểm giữ trẻ mùa lũ cho các địa bàn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố đều ban hành và triển khai kế hoạch/chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống đuối nước. Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân tháng hành động vì trẻ em, trước khi học sinh nghỉ hè với các chủ đề "An toàn cho con trong môi trường nước”.

Bình quân mỗi năm tổ chức từ 5-10 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em cho trên 500 cán bộ và cộng tác viên bảo vệ trẻ em.

 
tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Đến nay, tỉnh đã triển khai mô hình "Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích” cho 100% xã, phường, thị trấn; 74,5% hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi đã đạt tiêu chí ngôi nhà an toàn; thực hiện các giải pháp kiểm soát, giảm đuối nước trẻ em, giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em, nhất là kỹ năng an toàn trong môi trường nước và bơi an toàn cho trẻ em.

Các cơ sở giáo dục xây dựng trường học an toàn, khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ học tuyệt đối không được chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; không tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, bơi khi không có người lớn đi cùng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Tỉnh đoàn duy trì triển khai mô hình "Biển báo nguy hiểm và phao cứu sinh tái chế” tại 4 huyện (Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên). Lắp đặt hơn 200 biển "Cảnh báo khu vực nước sâu nguy hiểm đề phòng chết đuối” cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm tại các xã, phường, thị trấn.

 

Xây dựng góc truyền thông giới thiệu về "Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn; Văn phòng khóm, ấp và các trường mẫu giáo, mầm non.

Từ năm 2017 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ trang bị 24 lồng bơi di động để tổ chức dạy bơi cho trẻ em và 6 tấm pa-nô phòng, chống đuối nước trẻ em vùng biên giới, vùng núi khó khăn với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Duy trì và nhân rộng các mô hình bể bơi di động tại các địa bàn xã, phường, thị trấn, mô hình điểm "Ngôi nhà an toàn”, cộng đồng an toàn để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, từ năm 2016 đến nay, đã phối hợp UBND các xã, thị trấn dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước gần 3.000 lớp cho học sinh tham gia. Triển khai nhiều hoạt động dạy bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em; tổ chức hội thi bơi lặn phòng, chống đuối nước trẻ em hàng năm. Để thực hiện tốt chương trình phổ cập bơi, phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và phục vụ tập luyện bơi lội, đã đầu tư xây dựng các công trình hồ bơi 25m và 50m tại 11 huyện, thị xã, thành phố.

Hiện, đã có 12 hồ bơi đã hoàn thiện đưa vào hoạt động. Các cơ sở tư nhân đã đầu tư xây dựng 21 hồ bơi tại các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức bơi lội và các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước. Ngoài ra, còn có 115 hồ bơi (dưới 25m), dạng kiên cố, lồng bơi tạm và hồ bơi lắp ghép được triển khai tại các trường tiểu học và THCS. Riêng huyện Chợ Mới trích ngân sách gần 1 tỷ đồng trang bị 2 hồ bơi di động tại 18 xã, thị trấn.


An Hạ 



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp xanh, bảo đảm quá trình thực hiện có thể tối ưu hóa hiệu quả lợi ích từ cấp địa phương đến toàn bộ nền kinh tế, hướng tới sự phát triển bền vững.

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng tăng, sáng ngày 30/3, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị nhằm kết nối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm sâm Nam núi Dành - một sản phẩm quý hiếm có nguồn gốc bản địa.

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.