Gia Lai: Dân khổ vì nguồn nước bị ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 2:33:36 Chiều

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đã và đang làm cho đời sống của hàng chục hộ dân trên địa bàn thôn 1, xã Ia Krai, huyện Ia Grai càng thêm khốn khó.

Theo phản ánh, hầu hết nguồn nước mà người dân ở đây đang sử dụng chủ yếu là từ giếng đào và giếng khoan, phần ít là từ nước sông, hồ, suối, nước mưa tích trữ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân không thể sử dụng nguồn nước giếng đào và giếng khoan do bị hôi mùi dầu và nhiễm phèn rất nặng.
Để có nước sinh hoạt hàng ngày, các hộ dân đã xây dựng bể lọc nhưng vẫn không hết ô nhiễm, nước vẫn ngả màu vàng và hôi mùi dầu. Và dù biết nguồn nước không đảm bảo nhưng họ vẫn phải sử dụng vì không còn cách nào khác!
Anh Đậu Văn Lực (trú thôn 1, xã Ia Krai) cho hay, dù gia đình đã đào giếng sâu hàng chục mét nhưng nước vẫn còn bị phèn và khi bơm lên hôi tanh mùi dầu. Để một lúc, mặt nước sẽ đóng váng, còn dưới đáy đóng từng lớp cặn sệt vàng sánh. Khi nấu lên, đáy ấm nước đóng một lớp cặn màu trắng, nấu càng lâu thì lớp càng dày.
"Vì kinh tế còn khó khăn nên gia đìnhtôichỉ có khả năng mua nướcbình vềđể uống, còn rửa thức ăn cũng như tắm giặt...thìvẫn phải dùng nước từ giếng đào, biết là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng không còn cách nào khác…”, anh Lực nói.
gia-lai-dan-kho-vi-nguon-nuoc-bi-o-nhiem-1
Nguồn nước tại xã Ia Krai, huyện Ia Grai bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cùng chung hoàn cảnh, nguồn nước giếng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường (trú tại thôn 1) cũng bị nhiễm phèn rất nặng. Chị Hường cho biết, cứ khoảng vài tuần chị lại phải vệ sinh bể lọc, thay cát, than."Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa bất tiện đủ đường. Do không có nguồn nước sạch nên nhiều khi khách đến nhà cũng ngại không dám pha tràmời khách.Người dân trong thônchúng tôiai cũng mong mỏisớmcó nguồn nước sạch…”, chị Hường chia sẻ.
Được biết, đã hơn 20 năm nay, người dân thôn 1, xã Ia Krai hầu hết phụ thuộc vào nguồn nước giếng đào. Tuy nhiên, hiện giếng nào cũng bị nhiễm phèn, hôi mùi dầu. Lo ảnh hưởng sức khỏe nên người dân thuê máy về khoan để dùng nước tầng sâu hơn, nhưng tình trạng cũng ít được cải thiện. Hiện tại, để có nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ phải đi xa hàng trăm mét để chở nước về dùng.
Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, đời sống người dân nơi đây vốn đã vất vả, giờ lại gánh thêm khoản chi phí mua nước khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Nhiều lần, tại các cuộc họp hay tiếp xúc cử tri, người dân đã kiến nghị lên chính quyền quan tâm đầu tư để dân trong thôn được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, đến nay, niềm mong mỏi chính đáng của họ vẫn chưa được đáp ứng.
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tấn - Chủ tịch UBND xã Ia Krai, cho biết: "Từ nhiều năm nay, nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Do đó, tìm nguồn cung cấp nước ổn định, hợp vệ sinh đã trở thành vấn đề cấp bách đối với địa phương. Cũng do thiếu nước sinh hoạt nên việc phát triển kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt của các hộ dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Chính quyền và người dân xã Ia Krai mong muốn ngành chức năng huyện Ia Grai sớm khảo sát và có phương án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch cho người dân, đảm bảo sức khỏe và thuận lợi cho bà con sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế”.
Theo ông Thái Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai, từ phản ánh của người dân, Phòng đã phối hợp với UBND xã đi kiểm tra thực tế gần chục hộ dân tại thôn 1 và ghi nhận khi nước được bơm từ giếng lên có mùi hôi tanh và đóng váng. Phòng sẽ lấy mẫu nước đi kiểm tra về mức độ ô nhiễm của nguồn nước, từ đó xác định nguyên nhân để có hướng khắc phục trong thời gian tới./.

Vũ Đình Năm
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.

Mới đây, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao giải Nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Công trình "Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ mới trong thiết kế công trình thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" của GS.TS Trần Đình Hòa và cộng sự thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Ngoài việc đạt mục tiêu khai thác tài nguyên nước, việc làm thay đổi dòng chảy sông ngòi cũng gây ra những hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường mà các dự án này phải đánh đổi.