Báo động thảm hoạ khi băng ở Greenland tan nhanh kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/9/2021 | 10:09:35 Sáng

Chính phủ Đan Mạch cho biết, chỉ trong ngày 27-7 vừa qua, tảng băng ở Greenland đã mất 8,5 tỉ tấn khối lượng bề mặt. Con số biết nói đó đang báo động cho chúng ta những dự cảm về thảm hoạ có thể xảy ra trong tương lai không xa.

Bao_dong_tham_hoa_khi_bang_o_Greenland_tan_nhanh_ky_luc_1
Khoảng 8,4 tỉ tấn băng đã tan vào ngày 29-7
Thông tin tương tự về hiện tượng trên, trang web giám sát Polar Portal cũng đã công bố số liệu đáng lo ngại, khoảng 8,4 tỉ tấn băng đã tan vào ngày 29-7. Nhiều tạp chí và trang website khoa học uy tín trên thế giới cho biết, các tảng băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tan chảy nhanh chóng với tốc độ liên tục tăng lên những mức kỷ lục mới. Các nhà khoa học ghi nhận, năm 2021 là một trong những năm mà băng ở Greenland tan nhiều nhất trong lịch sử. Không ai đoán được hết những mối đe doạ sẽ xảy ra từ hiện tượng trên, nhưng sóng thần có thể quét qua bắc Đại Tây Dương trong nhiều thập kỷ tới. Đó là một trong những nhận định của Giáo sư khoa học Trái đất Bill McGuire từ Đại học London (Anh). 
Giáo sư cảnh báo, các tảng băng tan chảy sẽ làm đảo lộn lớp vỏ Trái đất, khiến trọng lượng trên vỏ trở nên ít hơn và có thể gây ra các sự kiện địa chấn, động đất và sạt lở đất ngầm có thể xảy ra ở Greenland. Thậm chí, có thể xảy ra sóng thần ở bờ biển phía tây của Vương quốc Anh.
Chúng ta có thể hình dung quy mô gây thiệt hại khủng khiếp của hiện tượng băng tan lớn đến mức chỉ trong ngày 27-7 băng ở Greenland đã tạo ra một lượng nước khổng lồ, đủ để nhấn chìm toàn bộ bang Florida của Mỹ dưới mực nước 5cm. Băng tan ở Greenland sẽ chảy vào đại dương và làm tăng thêm mực nước biển toàn cầu vốn đang gia tăng do biến đổi khí hậu. 
Bao_dong_tham_hoa_khi_bang_o_Greenland_tan_nhanh_ky_luc_2
Năm 2021 là một trong những năm mà băng ở Greenland tan nhiều nhất trong lịch sử
Chuyên gia về sông băng Marco Tedesco từ Columbia nhận định, mức độ tan chảy rất cao của băng có thể thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Greenland. Nó sẽ là động lực rất lớn cho sự gia tăng tốc độ tan chảy trong tương lai. Hiện tại, một dải khí áp cao đang hút không khí ấm từ phía Nam và giữ cho băng ở phía Đông Greenland. Đó là nguyên nhân gây ra nhiệt độ tăng mức kỷ lục mọi thời đại của khu vực này là 19,8 độ C vào ngày 28-7. Trước đây đã có những hiện tượng khí quyển kiểu này nhưng giờ chúng diễn ra lâu hơn và thường xuyên hơn.
Tự nhiên vẫn đang hằng ngày "lên tiếng” báo động mạnh mẽ hơn cho nhân loại biết về các thảm hoạ có thể xảy ra thông qua các hiện tượng cực đoan. Có điều chúng ta có chịu lắng nghe, thấu hiểu,  hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất cũng như chính bản thân chúng ta và con cháu của mình hay không mà thôi.  

Ngọc Anh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.

Mới đây, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao giải Nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Công trình "Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ mới trong thiết kế công trình thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" của GS.TS Trần Đình Hòa và cộng sự thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Ngoài việc đạt mục tiêu khai thác tài nguyên nước, việc làm thay đổi dòng chảy sông ngòi cũng gây ra những hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường mà các dự án này phải đánh đổi.