Chất lượng nguồn nước khi xưởng in trong khu dân cư

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/3/2017 | 10:21:28 Sáng

Hỏi: Gia đình tôi gần xưởng in và theo tôi được biết, xưởng in gần nhà người dân rất độc đối với sức khoẻ, nhưng làm thế nào để biết không khí gần xưởng in có độc hại. Nếu độc thì hướng xử lý và giải quyết thế nào? Thêm nữa, đêm khi mà xưởng in nhiều việc thì còn có cả tiếng ồn. Tôi vẫn dùng cả nước mưa vậy khi nhà quá gần xưởng in như thế này thì tôi có nên dùng nước mưa để ăn uống nữa không?

Trả lời:

Trước hết, để biết được không khí gần xưởng in có bị độc hại hay không cần có đơn vị đầy đủ năng lực (Trung tâm y tế dự phòng thuộc Sở y tế, Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường….) về con người và máy móc để có thể xác định nồng độ bụi in có gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh hay không?

Nếu gia đình bạn nghi ngờ không khí xung quanh xưởng in ô nhiễm thì có thể kiến nghị các cấp có thẩm quyền như UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra xưởng in cung cấp thông tin về môi trường như Kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của xưởng in. Căn cứ kết quả kiểm tra, các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

- Trong trường hợp, vào ban đêm xưởng in gây tiếng ồn thì giải quyết như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ dung, ánh sáng bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư)nếu cơ sở không có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Gia đình bạn có thể làm đơn phản ánh sự việc gửi ra UBND phường xã nơi cơ sở  cư trú để có hướng xử lý phù hợp.

- Đối với việc gia đình có nên sử dụng nước mưa hay không ?
Nước mưa, trong dân gian được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì cho rằng nước mưa chứa một số loại muối khoáng hòa tan, chứa ít sắt nên nước mưa không tanh, mát, ngọt hơn nước giếng, nước máy... nên có lợi cho sức khoẻ con người.
Nhưng nước mưa hoàn toàn không sạch như một vài suy nghĩ, nhất là ở thời điểm hiện nay, không khí đang bị ô nhiễm, một số nơi còn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các hạt mưa trong lúc đang rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một khoảng không khí, nên trong nước mưa có thể sẽ nhiễm một số vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như a-xit nitơric, a-xit sunfuaric, ô-xít chì... Một vài vùng trên thế giới đã gặp mưa a-xít làm hại cho sức khỏe con người, cây cối… Vì thế, nước mưa hiện nay không sạch như một số người quan niệm.

Nguồn nước mưa mà gia đình bạn sử dụng có thể do nước bốc hơi tạo mây từ nhiều nơi khác đến nên khả năng nước mưa bị ô nhiễm là vẫn có. Khuyến nghị gia đình nên sử dụng nước sinh hoạt từ nhà máy cung cấp nước sạch của Công ty cấp nước Sơn La để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện sử dụng nước máy thì cần phải đun sôi trước khi sử dụng.

Nguồn: Báo TN&MT

  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.