Ứng phó với khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/7/2018 | 11:17:45 Sáng

Khu vực Trung bộ cần phân phối nguồn nước tại các hồ chứa hợp lý để dành cung cấp cho vụ Hè Thu - thời kỳ cao điểm của hạn hán. Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng ở khu vực đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ với nhiệt độ cao. Đây cũng là những vùng đang bước vào sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2018. Nắng nóng cùng với nguồn nước từ một số hồ chứa thấp được dự báo có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số địa phương.

Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng nước của các hồ chứa khu vực Bắc Trung bộ hầu hết đảm bảo cấp nước cho vụ Hè Thu. Tuy nhiên, một số hồ chứa thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được dự báo có khả năng thiếu hụt nước cung cấp cho vụ Hè Thu. Lượng nước thiếu hụt được dự báo chủ yếu tập trung vào giai đoạn cuối tháng 7 đến đầu tháng 9. Nguy cơ xảy ra thiếu nước cao nhất thuộc tỉnh Nghệ An. Đến thời điểm hiện tại, dung tích các hồ còn lại khoảng 47% dung tích thiết kế, cụ thể: Thanh Hóa (45%), Nghệ An (44%), Hà Tĩnh (50%), Quảng Bình (62%), Quảng Trị (50%), Huế (40%). Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dung tích các hồ thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015, 2016. Dự báo đến cuối tháng 7, dung tích hồ chứa giảm, đạt khoảng 45,5% dung tích thiết kế. Mùa khô ở khu vực Nam Trung bộ sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 8/2018 nên lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ các hồ chứa. Nhìn chung, nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất, không xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên diện rộng. Tuy nhiên, Bình Định có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số nơi ngoài vùng hệ thống công trình thủy lợi. Theo Tổng cục Thủy lợi, khu vực Trung bộ cần phân phối nguồn nước tại các hồ chứa hợp lý để dành cung cấp cho vụ Hè Thu (thời kỳ cao điểm của hạn hán). Các diện tích tưới thuộc vùng hạ du các sông có hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn như: Quảng Trị (lưu vực sông Thạch Hãn), Quảng Nam, Đà Nẵng (Vu Gia-Thu Bồn), Phú Yên (sông Ba-Bàn Thạch), Ninh Thuận (sông Cái Phan Rang), Bình Thuận (sông La Ngà - Lũy)... cần phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương xây dựng kế hoạch điều tiết nước để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khi có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước. Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng, đối với các khu vực nguồn nước không đủ cung cấp phải lùi thời điểm xuống giống (chờ mưa thực tế), khu vực nguồn nước thiếu hụt phải chuyển đổi sang loại cây trồng cần ít nước tưới hơn. Đối với các các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Nghệ An có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước cần có phương án cụ thể để bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, các hồ chứa nước tại các địa phương đạt trung bình 62,7% dung tích thiết kế, cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn năm 2016. Tuy nhiên, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào dòng chảy hệ thống sông Hồng. Vụ Mùa 2018 trong thời gian mùa mưa, lượng nước trong các hồ chứa và hệ thống sông sẽ tăng, bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Dự báo đến cuối tháng 7, dung tích hồ chứa sẽ tăng lên, đạt khoảng 66% dung tích thiết kế. Dung tích trữ trong các hồ chứa thủy lợi khu vực miền núi phía Bắc đang ở mức tương đối cao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 và 2016 từ 5-12%. Theo dự báo, lượng mưa trong tháng 7 năm nay xấp xỉ với trung bình nhiều năm và với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại, nguồn nước sẽ đảm bảo cấp nước cho vụ Mùa tháng 7/2018. Các địa phương cần lưu ý tình trạng ngập lụt, úng khi xảy ra mưa lớn. Dự báo đến cuối tháng 7, dung tích trữ các hồ chứa sẽ tăng lên, đạt khoảng 83% dung tích thiết kế. Khu vực Tây Nguyên có diện tích cây trồng ngoài khu vực công trình thủy lợi khá lớn (chiếm gần 70%), trong khi chủ yếu là cây trồng lâu năm nên nguồn nước tưới phụ thuộc rất lớn vào nước mưa. Dung tích trữ của các công trình hồ chứa thủy lợi hiện đạt 64% dung tích thiết kết (tăng 10% so với cuối tháng 5/2018), cao hơn với cùng kỳ năm 2017. Một số hồ chứa lớn trong vùng có dung tích nhỏ hơn 50% dung tích thiết kế gồm: Ea Soup (45%), Ea Kao (47%), Đăk Đ&;rông (15%). Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường tích trữ nước và phân phối nước hợp lý để đảm bảo cấp đủ nước cho vụ Mùa 2018 và các vụ sản xuất sau./. Theo TTXVN
  •  
Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.

Mới đây, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao giải Nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Công trình "Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ mới trong thiết kế công trình thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" của GS.TS Trần Đình Hòa và cộng sự thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Ngoài việc đạt mục tiêu khai thác tài nguyên nước, việc làm thay đổi dòng chảy sông ngòi cũng gây ra những hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường mà các dự án này phải đánh đổi.