Pháp đang cạn kiệt nguồn nước uống

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2022 | 11:13:43 Sáng

Giữa bối cảnh trải qua trận hạn hán lịch sử được coi là tồi tệ nhất, Pháp đang dần cạn kiệt nguồn nước uống.


Chú thích ảnh
Người dân đều có thể lấy nước uống từ các vòi nước công cộng ở Pháp. Ảnh: The Connexion

Theo đài Sputnik, hơn 100 cộng đồng dân cư tại quốc gia này được cho là trong tình trạng cần nước uống. Chính quyền các địa phương đã buộc phải vận chuyển nước đến tận nơi trong một nỗ lực để giảm bớt gánh nặng. Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái Christophe Béchu phát biểu: "Không còn gì trong các đường ống”.

Hạn hán đang ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực đất liền của nước Pháp. Trong tháng 7, lượng mưa tại quốc gia này chỉ đạt 0,38 inch, chạm mức khô nhất được ghi nhận kể từ tháng 3/1961.

Một số nhà máy điện hạt nhân đã phải giảm sản lượng do nước sông xung quanh quá nóng để làm nguội các lò phản ứng. Cây cối tại đây cũng rụng lá sớm khiến cảnh vật giống mùa thu hơn là mùa hè. Hoạt động thủy lợi cũng đã bị cấm ở hầu hết khu vực trong nước.

Nhiều người lo ngại hạn hán kéo dài và những hệ quả kéo theo sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh lương thực vốn đã rất nghiêm trọng ở châu Âu. Hạn hán sẽ làm giảm năng suất cây trồng trong năm nay. Với việc nhập khẩu từ Ukraine và Nga đã giảm hơn nhiều so với bình thường, dự báo giá lương thực còn tăng cao hơn nữa.

 

Người nông dân chăn nuôi ở dãy Alps buộc phải lái xe vào thung lũng mỗi ngày để lấy nước cho vật nuôi, gia tăng thêm đáng kể chi phí, từ đó có thể làm tăng giá thịt cũng như ngũ cốc và rau quả.

Pháp không phải là quốc gia duy nhất có dự báo triển vọng năng suất cây trồng thấp hơn trong năm nay. Hungary, Romania và Bulgaria cũng có dự báo sản lượng cây trồng thấp tương tự do nắng nóng.

Một đợt nắng nóng đang càn quét phần lớn châu Âu, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán cũng hiện diễn ra ở châu lục này.


Nguồn Báo Tin tức

 
  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.