Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đang cạn kiệt nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/5/2023 | 4:04:21 Chiều

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế báo cáo rằng một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới đang bị cạn nhanh chóng.

Theo một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Science, hơn một nửa số hồ nước lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và cuối cùng là cuộc sống con người.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã báo cáo rằng một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới - từ Biển Caspi giữa châu Âu và châu Á đến Hồ Titicaca của Nam Mỹ - đã bị mất nước với tốc độ tích lũy khoảng 22 gigaton (1 gigaton = 1 tỉ tấn) mỗi năm trong gần 3 thập kỷ qua. Mức này tương đương khoảng 17 lần thể tích của hồ Mead - hồ chứa lớn nhất của Mỹ.

Rất nhiều hồ nước lớn trên thế giới đang khô cạn do biến đổi khí hậu làm Trái đất nóng lên. Ảnh: AP
Fangfang Yao, nhà thủy văn học tại Đại học Virginia, người đứng đầu nghiên cứu trên tạp chí Science, cho biết 56% sự suy giảm của các hồ tự nhiên là do sự nóng lên của khí hậu và mức tiêu thụ của con người. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm nước bốc hơi, nhưng cũng có thể làm giảm lượng mưa ở một số nơi.
Các nhà khoa học về khí hậu thường cho rằng các khu vực khô cằn trên thế giới sẽ trở nên khô hạn hơn do biến đổi khí hậu và các khu vực ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy lượng nước mất đi đáng kể ngay cả ở những vùng ẩm ướt. "Điều này không nên xem nhẹ”, Yao nói.
Các nhà khoa học đã đánh giá gần 2.000 hồ lớn bằng cách sử dụng các phép đo vệ tinh kết hợp với các mô hình khí hậu và thủy văn.
Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng không bền vững của con người, những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, bồi lắng và nhiệt độ tăng cao đã khiến mực nước hồ giảm trên toàn cầu, với 53% số hồ có biểu hiện suy giảm từ năm 1992 đến năm 2020.
Gần 2 tỷ người sống trong lưu vực hồ khô cạn bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều khu vực phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong những năm gần đây.
Các nhà khoa học và các nhà vận động khí hậu từ lâu đã nói rằng cần phải ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu. Thế giới hiện đang nóng lên với tốc độ khoảng từ 1,1 đến 1,2 độ C.
Nghiên cứu hôm thứ Năm cho thấy việc sử dụng không bền vững của con người đã làm cạn kiệt các hồ, chẳng hạn như Biển Aral ở Trung Á và Biển Chết ở Trung Đông, trong khi các hồ ở Afghanistan, Ai Cập và Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng, có thể làm tăng lượng nước bốc hơi vào khí quyển.
Ngoài ra, mực nước dâng cao trong 1/4 số hồ, thường là kết quả của việc xây dựng đập ở những vùng xa xôi như Cao nguyên Nội Tây Tạng.

An Đông



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường


  •  
Các tin khác

Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.