Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/3/2021 | 11:34:29 Sáng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.


Đập ngăn mặn trên sông Tiền chảy qua địa bàn xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Dự báo các đợt xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao ở cửa sông Cửu Long, khả năng tập trung trong thời kỳ từ ngày 12 - 16/3, từ 27/3 - 1/4; riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn xâm nhập mặn tăng cao vào tháng 4, dự báo tập trung vào 2 đợt từ ngày 9 - 14/4, từ 24 - 30/4, sau giảm dần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời gian tới, thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến không mưa, ngày nắng nhiều. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 21-24 độ C; cao nhất 31-34 độ C, riêng miền Đông có nơi trên 35 độ C; trời nắng nóng. Mực nước các trạm trên sông Mê Công biến đổi chậm và mực nước các trạm chính phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm.
Từ ngày 1 - 10/3, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lên theo triều, sau đó xuống. Mực nước cao nhất tại Tân Châu là 1,45m; tại Châu Đốc 1,60m, cao hơn trung bình nhiều năm  cùng kỳ từ 0,15 - 0,25m. Xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 1 - 3/3. Độ mặn cao nhất thời kỳ tại các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 21 - 28/2.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ từ ngày 1 - 10/3 tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 80 - 90km; Tại Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60 - 65km; Tại sông Hàm Luông, Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 68 - 75km; Tại sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 57 - 65km; Tại sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 50 - 55km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ từ ngày 1 - 10/3 tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 65 - 78km; Tại sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 45 - 55km; Tại sông Hàm Luông, Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 48 - 68km; Tại sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 45 - 57km; Tại sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 40 - 47km. 
Trong đợt mặn cao điểm xâm nhập mặn từ 1 - 3/3, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là cấp 1-2.
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương vùng đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
HL (TTXVN)


  •  
Các tin khác

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.

Mới đây, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao giải Nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Công trình "Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ mới trong thiết kế công trình thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" của GS.TS Trần Đình Hòa và cộng sự thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.