Hàng tỷ người sẽ thiếu nước sạch và dịch vụ vệ sinh vào năm 2030- WHO và UNICEF cảnh báo

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2021 | 4:04:23 Chiều

COVID-19 đã nêu bật nhu cầu cấp thiết để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận với vệ sinh tay tốt. Khi đại dịch bùng phát, cứ 10 người trên thế giới thì có 3 người không thể rửa tay bằng xà phòng với nước ở nhà.


Theo báo cáo mới của WHO và UNICEF, hàng tỷ người trên thế giới sẽ không thể tiếp cận các dịch vụ nước uống, các dịch vụ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân một cách an toàn toàn vào năm 2030 trừ khi nỗ lực về vấn dề này phải tăng lên gấp 4 lần.
Theo đó, vào năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người thiếu nước uống an toàn trong nhà và gần một nửa dân số thế giới thiếu điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn. 
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO cho biết: Rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng hàng triệu người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy. Đầu tư vào nước sạch, vệ sinh phải là ưu tiên toàn cầu nếu chúng ta muốn chấm dứt đại dịch này và xây dựng các hệ thống y tế bền vững hơn.
Những tiến bộ đạt được nhưng chưa đủ
Báo cáo của WHO và UNICEF đã ghi nhận một số tiến bộ nhằm đạt được khả năng tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH). Từ năm 2016 đến năm 2020, dân số toàn cầu có nước sạch tăng từ 70% lên 74%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng từ 47% lên 54%; và vệ sinh cá nhân (rửa tay với xà phòng và nước) tăng từ 67% lên 71%.
Vào năm 2020, lần đầu tiên nhiều người sử dụng hệ thống vệ sinh tại chỗ được cải thiện, chẳng hạn như hố xí và bể tự hoại, có thể chứa và xử lý chất thải hiệu quả, thay vì kết nối cống. Các chính phủ cần phải đảm bảo hỗ trợ đầy đủ để quản lý an toàn vệ sinh tại chỗ, bao gồm cả quản lý bùn phân.
Cần đầu tư gấp
Báo cáo chỉ rõ rằng, nếu các xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn, hàng tỷ trẻ em và gia đình sẽ bị bỏ lại nếu không có các dịch vụ WASH quan trọng, cứu mạng, thì vào năm 2030: 
Chỉ 81% dân số thế giới được sử dụng nước uống an toàn tại nhà, còn 1,6 tỷ người không có nước uống.
Chỉ 67% sẽ có dịch vụ vệ sinh an toàn, còn 2,8 tỷ người sẽ không có.
Và chỉ 78% sẽ có các thiết bị rửa tay cơ bản, còn lại 1,9 tỷ không có.
Báo cáo cũng ghi nhận sự bất bình đẳng lớn mà trẻ em dễ bị tổn thương và các gia đình phải gánh chịu nhiều nhất. Để đạt được khả năng tiếp cận phổ cập nước uống được quản lý an toàn vào năm 2030, tốc độ tiến bộ hiện tại ở các nước kém phát triển sẽ cần phải tăng gấp 10 lần. Ở những nơi có nguy cơ thiếu nước uống an toàn cao gấp đôi, nỗ lực này sẽ cần phải tăng tốc thêm 23 lần.
Ông Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết: Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, hàng triệu trẻ em và gia đình đã phải chịu đựng không có nước sạch, điều kiện vệ sinh an toàn và nơi để rửa tay. Bất chấp những tiến bộ ấn tượng của chúng tôi cho đến nay để mở rộng quy mô các dịch vụ cứu sinh này, các nhu cầu ngày càng tăng và đáng báo động vẫn tiếp tục vượt quá khả năng đáp ứng của chúng tôi. Đã đến lúc cần đẩy nhanh nỗ lực nhằm cung cấp cho mọi trẻ em và gia đình những nhu cầu cơ bản nhất về sức khỏe và hạnh phúc của chúng, bao gồm cả việc chống lại các bệnh truyền nhiễm như COVID-19.
 Các phát hiện chính khác từ báo cáo bao gồm:
 Cứ 10 người thì có 8 người không có các dịch vụ cấp nước cơ bản ở các vùng nông thôn. Trong khi đó, các dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn đạt 62% dân số thành thị trên thế giới, nhưng chỉ 44% ở dân số nông thôn.
 Khu vực Châu Phi Cận Sahara đang có tốc độ phát triển chậm nhất trên thế giới. Chỉ 54% người dân sử dụng nước uống an toàn. Con số ngày ở các khu vực bất ổn và nguy hiểm nhất là 25%
 Dữ liệu mới nhất về sức khỏe kinh nguyệt cho thấy, ở nhiều quốc gia, một tỷ lệ đáng kể phụ nữ và trẻ em gái không thể đáp ứng nhu cầu về sức khỏe kinh nguyệt, đặc biệt có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người nghèo và người khuyết tật.
 Việc tăng tốc độ bao phủ WASH sẽ đòi hỏi sự ưu tiên ở cấp cao nhất trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quốc tế, chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Do đó, WASH phải là một nội dung thường xuyên trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp chính trị cấp cao để đảm bảo các quốc gia thành viên theo dõi được tiến độ. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh đánh giá giữa kỳ sắp tới của Thập kỷ hành động về nước vào năm 2023 - hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về nước và vệ sinh trong gần 50 năm.
 
Theo Nguyễn Phương Thảo/ suckhoedoisong.vn

  •  
Các tin khác

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, Thanh Hóa được đánh giá là có tiềm năng nước mặt lớn cũng như trữ lượng nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu từ thực tiễn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, từng bước đưa công tác quản lý TNN đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc thiết lập hệ thống trạm quan trắc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công sẽ cho biết các thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước, thông tin về số lượng nước, chất lượng nước là một phương cách để quản lý tài nguyên nước từ gốc.

Mới đây, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 đã trao giải Nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Công trình "Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ mới trong thiết kế công trình thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé" của GS.TS Trần Đình Hòa và cộng sự thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.