Điều chỉnh thẩm quyền quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/9/2022 | 11:07:03 Sáng

Chính phủ mới ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Chính phủ mới ban hành Nghị định số 54/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.​

Cụ thể, Nghị định số 54/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 65 về quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tại Nghị định số 08/2021/NĐ-CP.

Theo quy định mới, cảng vụ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển được Bộ Giao thông vận tải giao.

Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện tại địa phương chưa có tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương được Bộ Giao thông vận tải giao; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân cấp theo quy định.

 

Bên cạnh đó, Nghị định số 54/2022/NĐ-CP cũng bãi bỏ khoản 2 Điều 11 Nghị định số 78/2016/NĐ-CP. Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa không phải nộp bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.


Hoàng Mai (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Tháng 7-8/2023, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trong công tác tổ chức cũng như các hướng dẫn về ứng phó với biến đổi khí hậu, định mức kinh tế kỹ thuật khảo sát khí tượng thuỷ văn, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023…

Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải, chia theo khu vực đô thị, nông thôn; tình trạng úng ngập tại các đô thị ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp; thực trạng đầu tư các công trình thoát nước, xử lý nước thải…

Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn đang được Bộ NN&PTNT lấy ý kiến góp ý nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Dù Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng lại được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước. Các chuyên gia cho rằng, nghịch lý này bắt nguồn từ sự chồng chéo trong quản lý…