Ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2022 | 3:17:43 Chiều

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định nêu rõ 5 nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện gồm: Thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa; phát triển kết cấu hạ tầng; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, sẽ tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, báo hiệu, đập dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.
Ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông Vận tải gồm: Dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; Dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; Dự án xây dưng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam…

Các chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính...

Quyết định nêu rõ cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch; huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước, để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.

 

Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.

 

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác…/.


Hoàng Mai



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Tháng 7-8/2023, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trong công tác tổ chức cũng như các hướng dẫn về ứng phó với biến đổi khí hậu, định mức kinh tế kỹ thuật khảo sát khí tượng thuỷ văn, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023…

Thực trạng thoát nước và xử lý nước thải, chia theo khu vực đô thị, nông thôn; tình trạng úng ngập tại các đô thị ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp; thực trạng đầu tư các công trình thoát nước, xử lý nước thải…

Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lĩnh vực thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn đang được Bộ NN&PTNT lấy ý kiến góp ý nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Dù Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng lại được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước. Các chuyên gia cho rằng, nghịch lý này bắt nguồn từ sự chồng chéo trong quản lý…