Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/3/2021 | 3:35:01 Chiều

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016.

Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phạm vi lập quy hoạch theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Cụ thể, điều chỉnh Vùng I (Bắc sông Tiền) và Vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Bổ sung trạm bơm nước thô tại khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với công suất đến năm 2025 là 300.00 m3/ngày đêm, sau năm 2025 là 600.000 m3/ngày đêm.
Điều chỉnh hướng tuyến truyền tải nước sạch của Nhà máy sông Tiền 1, trong giai đoạn trước mắt 2020 - 2025 thành tuyến ống truyền tải nước thô cấp cho tỉnh Tiền Giang, một phần tỉnh Long An và tuyến ống truyền tải nước thô qua sông Tiền cấp cho tỉnh Bến Tre.
Điều chỉnh vị trí trạm bơm tăng áp phù hợp với vị trí lắp đặt các tuyến ống truyền tải nước thô gồm: Trạm bơm tăng áp ST1.1 đặt tại Thị xã Cai Lậy dịch chuyển theo tuyến ống truyền tải đặt dọc Đường tỉnh 864 (Tiền Giang) và trạm bơm tăng áp ST1.2 đặt tại thành phố Mỹ Tho trong phạm vi Nhà máy nước Đồng Tâm (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương rà soát, kiểm tra và điều chỉnh các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh phù hợp, đảm bảo tiết kiệm kinh phí; tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong vùng rà soát các dự án đầu tư nhà máy nước, phát triển cấp nước; từng bước hạn chế khai thác nước ngầm, thay thế bằng nguồn nước mặt để hạn chế sụt lún đất, ô nhiễm chất lượng nước ngầm.
TÙNG ANH


  •  
Các tin khác

Trong bối cảnh tình hình môi trường đang ngày càng trở nên căng thẳng, Bộ Y tế đưa ra đề nghị cấp bách cho các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế.

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gây ra đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tiếp tục hoàn thiện và sẽ ban hành bộ định mức kinh tế, kỹ thuật về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Đây được coi là cơ sở quan trọng giúp các địa phương quản lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.