Tây Ninh: Đưa nước sạch về với đồng bào Khmer

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 3:35:54 Chiều

Trước đây, đa phần đồng bào dân tộc Khmer sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan hoặc trữ nước mưa sử dụng. Nguồn nước sinh hoạt này vừa không bảo đảm vệ sinh vừa thường xuyên thiếu hụt trong mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Trước thực trạng đó, việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch là vấn đề luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng hàng đầu.
Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Tây Ninh, xã Tân Đông có 3 công trình cấp nước do Trung tâm quản lý tại các ấp: Đông Tiến, Tầm Phô và Kà ốt. Có 494 hộ sử dụng nước từ 3 công trình cấp nước tập trung này. Trong đó, Công trình cấp nước ấp Tầm Phô và Kà Ốt có 309 hộ đồng bào dân tộc Khmer sử dụng.
Nước sạch về với bà con. Ảnh: Công an nhân dân
Riêng công trình cấp nước ấp Kà Ốt được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2008, với mục đích cấp nước sạch đạt chuẩn cho đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại đây. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn giữ tập quán cũ, tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước này khá ít (chỉ đạt 53% theo thiết kế).
Năm 2019, thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh phối hợp chính quyền địa phương tổ chức vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe.
Trong đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Tây Ninh thực hiện chính sách hỗ trợ thay đồng hồ nước miễn phí đối với những đồng hồ bị hư hỏng hoặc mờ cho các hộ đã đăng ký sử dụng nước trước đây. Đối với các gia đình có nhà nằm dọc theo đường ống chính sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí đấu nối sử dụng nước sạch của Công trình cấp nước ấp Kà Ốt.
Đến nay, đã có 41 hộ đồng bào dân tộc Khmer đăng ký sử dụng và đấu nối lại, nâng tổng số hộ đăng ký sử dụng nước sạch tại Công trình cấp nước ấp Kà Ốt lên 123 hộ. Năm 2020, xã Tân Đông có số hộ dân sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT là 3.294/4.611 hộ, đạt 71,44%. Đạt tỷ lệ theo chỉ tiêu 17.1 trong xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục phối hợp với UBND xã Tân Đông đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số, dần thay đổi một phần nhận thức về vai trò của nước sạch, sử dụng nguồn nước bảo đảm chất lượng, góp phần tạo ra thói quen sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và sản xuất, đẩy lùi các dịch bệnh vì một cộng đồng khỏe mạnh./.

N.Khánh (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Thường trực HĐND thành phố đã đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy, tăng cường xã hội hóa để đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường.

Với nỗ lực không ngừng, Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hoà Tân đã ghi nhận những bước tiến vững chắc trong việc giảm thất thoát nước.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Với giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, những giếng cổ không chỉ là nơi cung cấp nước mà còn là nơi linh thiêng, được dân làng tôn kính và giữ gìn như một phần không thể tách rời của cuộc sống.