Lâm Bình - Tuyên Quang: Nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/7/2022 | 3:46:43 Chiều

Những năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, nhiều dự án cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được xây mới, nâng cấp.

Thay vì trước đây phải đi gánh nước ở nhà hàng xóm về dùng, hàng chục năm nay gia đình ông Lý Quý Dũng ở thôn Tân Lập, xã Thổ Bình, huyện Lâm Hà đã được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh từ công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng tại thôn Nà Mỵ. Nhờ sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm từ các hộ như gia đình ông Dũng nên nguồn nước sạch ở đây luôn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Thổ Bình nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Gia đình ông Lý Quý Dũng thôn Tân Lập, xã Thổ Bình trang bị téc đựng nước sạch để dùng trong sinh hoạt

Để các công trình cấp nước sạch sinh hoạt phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các thôn bản trên địa bàn xã Thổ Bình đã thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình cùng nhau bảo vệ các công trình cấp nước, đường ống dẫn nước và nguồn nước. Hiện toàn xã Thổ Bình có 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 73,1% số hộ gia đình sử dụng nước sạch. Trên 98% hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cao, không chỉ giúp điều kiện sống, sức khỏe người dân được nâng cao, mà còn góp phần để xã Thổ Bình hoàn thành tiêu chí Môi trường trong quá trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Thổ Bình nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Thổ Bình nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Nguồn nước sạch hợp vệ sinh đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân xã Thổ Bình

Thời gian tới, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chú trọng quan tâm thực hiện thường xuyên. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và duy trì bền vững tiêu chí môi trường đã đạt trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ NN&PTNT, với nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn qua 3 giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a… và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế, lĩnh vực nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

 

Đến nay, cả nước hiện có 88,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 51% dân số nông thôn (khoảng 33 triệu người) sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, cấp nước quy mô hộ gia đình lần lượt là 41% và 10%.

Toàn quốc hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho 28,3 triệu người (44% tổng dân số nông thôn). Trong đó, hoạt động bền vững chiếm 33,1%, tương đối bền vững chiếm 35,3%, kém bền vững chiếm 17%; không hoạt động chiếm 14,6%. Các công trình hoạt động bền vững và tương đối bền vững chiếm tỉ lệ 68,4%, tập trung chủ yếu tại các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi các công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động chiếm tỉ lệ 31,6% tập trung chủ yếu ở miền núi phía bắc (35%), Bắc Trung Bộ (35%), Nam Trung Bộ (44%) và Tây Nguyên (48%)...

Vân Hà


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Thường trực HĐND thành phố đã đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy, tăng cường xã hội hóa để đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường.

Với nỗ lực không ngừng, Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hoà Tân đã ghi nhận những bước tiến vững chắc trong việc giảm thất thoát nước.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Với giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, những giếng cổ không chỉ là nơi cung cấp nước mà còn là nơi linh thiêng, được dân làng tôn kính và giữ gìn như một phần không thể tách rời của cuộc sống.