Đại dương rộng lớn như thế nào?

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 4:14:25 Chiều

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, đại dương rộng lớn như thế nào?

Trả lời: Theo một video mới được trang khoahoc.tv đăng tải, đại dương toàn cầu chứa hơn 1,3 tỷ km3 nước, tương đương 97% tổng lượng nước của Trái Đất và chiếm tới 99% sinh quyển thế giới.
Trước tiên chúng ta cần hiểu rằng, chỉ có 1 đại dương bao gồm 5 đại bộ phận, được đặt tên là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương. Mỗi vùng này mặc dù được coi như đại dương độc lập, thực ra chỉ là một phần của khối nước khổng lồ duy nhất - Đại dương toàn cầu, thứ tạo nên phần lớn bề mặt của hành tinh.
Đại dương rộng lớn như thế nàio?
Đại dương bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái Đất, tương đương khoảng 360 triệu km2, lón gần gấp hơn 36 lần diện tích của nước Mỹ. Khi nhìn từ không gian, đại dương là đặc điểm nổi bật của hành tinh. Nói về không gian, đại dương hiện có hơn 1,3 tỷ km3 nước. Nói cách khác, lượng nước đó đủ để nhấn chìm toàn bộ nước Mỹ tới độ cao hơn 132 km, vượt qua cả những đám mây cao nhất và chạm sâu vào tầng bên trên của khí quyển. 
Với tất cả thể tích nước đó, đại dương chiếm 97% tổng lượng nước của Trái đất. Trên hết, đại dương chứa tới 99% số lượng sinh quyển của thế giới, tức là 99% không gian nơi sự sống tồn tại. Hãy nghĩ ngược lại, Thế giới mà chúng ta thường nhắc đến gồm tất cả không gian sống được bao bọc với các lục địa chỉ chiếm 1% sinh quyển, đại dương chiếm tất cả phần còn lại. Vì vậy Đại dương thực sự lớn. 
Đại dương cũng là nơi chứa những đặc điểm địa chất lớn nhất của Trái Đất. Đây là 4 ví dụ điển hình: 
Đại dương có dãy núi lớn nhất thế giới. Dãy núi nằm giữa đại dương dài khoảng 65.000 km, gấp hơn khoảng 10 lần so với dãy núi dài nhất trên đất liền. 
Bên dưới eo biển Đan Mạch tồn tại thác nước lớn nhất thế giới. Thác nước khổng lồ này có lưu lượng dòng chảy nhiều hơn khoảng 116 lần so với thác Inga trên sông Congo, thác nước lớn nhất trên cạn. 
Ngọn núi cao nhất thế giới, nêu tính từ chân đến đỉnh cũng nằm dưới đại dương. Đỉnh Mauna Kea ở Hawaii cao 1.200m trên mực nước biển, nhưng thực ra có còn tới 5.800 m nữa nằm bên dưới mặt nước. Tổng cộng, từ đỉnh phủ đầy tuyết đến đáy phủ phù sa, ngọn núi này cao tới 10.000m, trong ki đó đỉnh Everest cao 8.849 m.
Hẻm núi hay vực thẳm sâu nhất thế giới Challenger Deep nằm dưới bề mặt nước biển 11 km, sâu hơn 6 lần hẻm núi Grand Canyon. Nó sâu đến mức, nếu đặt đỉnh Everest xuống đáy vực, thì đỉnh núi vẫn còn cách mặt nước 2,1km nữa. Nói cách khác, độ sâu của Challenger Deep gần bằng độ cao mà các máy bay thương mại di chuyển.
Đại dương định hình hành tinh của chúng ta, bao gồm các đặc điểm địa chất lớn nhất, không gian sống lớn nhất, là nơi có số lượng sinh vật sống lớn nhất và đa dạng nhất hành tinh. Chúng ta không biết toàn bộ về đại dương. 
Đại dương rất rộng lớn nhưng không quá lớn đến mức không thể chạm tới. Trên thực tế với khoảng 50% dân số thế giới sống trong phạm vi 100 km ven bờ biển và hấu hết những người còn lại sống gần hồ, sông hoặc đầm lầy mà cuối cùng đều dẫn ra biển. Hầu như mỗi người đều có tác động đến sức khỏe của đại dương toàn cầu. Bằng chứng ảnh hưởng của con người có thể thấy ở mọi phần của đại dương, dù sâu bao nhiêu hay xa đến đâu.
Đại dương định hình hành tinh của chúng ta, nhưng theo một nghĩa đen khác chúng ta cũng định nghĩa đại dương. 

Nguồn Chuyên trang Quản lý môi trường

  •  
Các tin khác

Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 13-2024.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.

Các quy định đối với việc triển khai chi trả DVHST tự nhiên tại Việt Nam cũng được nêu cụ thể tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.