Mối quan hệ giữa năng lượng, lương thực và nước

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2022 | 10:03:40 Sáng

Sáng 23/9 Giải thưởng VinFuture đã tổ chức hội thảo trực tuyến "Tưới tiêu bền vững: Mối quan hệ giữa năng lượng, khí hậu và lương thực".

Nằm trong chuỗi Hội thảo trực tuyến về khoa học công nghệ "VinFuture InnovaTalk”, Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước với sự điều hành của Giáo sư Daniel Kammen - Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư cao cấp James và Katherine Lau về Phát triển Bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ), Giáo sư Năng lượng và Tài nguyên, Trường Chính sách Công Goldman và Khoa Kỹ thuật Hạt nhân.
Mối quan hệ giữa năng lượng, lương thực và nước - 1
Biến đổi khí hậu đang tạo ra nhiều hệ lụy cho đời sống con người cũng như các hoạt động sản xuất lương thực. Việc thay đổi khí hậu có thể dẫn đến tăng nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao, thay đổi hệ sinh thái và ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật. Khi địa cầu ấm lên, khả năng của sinh quyển trong việc hỗ trợ sản xuất lương thực trên toàn thế giới giảm, đặc biệt là ở các cộng đồng dễ bị tổn thương. 
Tại hội thảo, mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, năng lượng và an ninh lương thực đã được Giáo sư Jennifer Burney - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Khí hậu Toàn cầu; Trường Chiến lược & Chính sách Toàn cầu, Đại học California, San Diego phân tích, làm rõ cách mà việc sản xuất và tiêu thụ lương thực tác động đến biến đổi khí hậu; định lượng ảnh hưởng của ô nhiễm khí hậu và không khí đối với việc sử dụng đất, hệ thống lương thực và sức khỏe con người; thiết kế và đánh giá các công nghệ và phương pháp để thích ứng và giảm thiểu hậu quả cho nông dân trên thế giới.
Mối quan hệ giữa năng lượng, lương thực và nước-2
Rất nhiều câu hỏi trao đổi đã được đưa ra thảo luận. Trong đó đa phần các đại biểu đều đồng nhất quan điểm về vai trò quan trọng, mối quan hệ chặt chẽ của nguồn nước, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Vấn đề đặt ra làm thế nào để có thể tiếp cận, sử dụng nguồn nước hiệu quả, tiết kiệm để phát triển một nền nông nghiệp thông minh và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Làm thế nào để sản xuất các sản phẩm theo cách tiếp cận bền vững mà có giá cạnh tranh so với các sản phẩm truyền thống và để tiếp cận được với người nông dân, khuyến khích họ áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá cây trồng, nhất là cây trồng có giá trị cao trong bối cảnh nguồn nước tưới tiêu hạn chế?
Theo GS Burney, nông dân nhiều nơi đang phải đối mặt với hạn hán vì vậy cần phải có một cơ chế phí nào đó (phí hệ sinh thái) để khuyến khích người nông dân tiết kiệm nước. Cần đưa ra các cơ chế chống lại những sản phẩm không được sản xuất theo cách bền vững, khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Để thu hút khuyến khích người nông dân áp dụng các công nghệ tiên tiến, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, giảm phát thải bền vững cần có một giải pháp tốt và thực hiện nó một cách hiệu quả. Vì vậy cần có một cơ chế sáng tạo. Để làm được điều đó, phải đưa vai trò của người nông dân vào ngay khi triển khai xây dựng chính sách sáng tạo đó, sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để nhân rộng.
Tham dự hội thảo, TS Đặng Minh Hiếu - ĐH Việt Nhật, ĐHQG HN nêu lên những trăn trở về tác động của những chất gây ô nhiễm đối với cây trồng và làm thế nào để khôi phục nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường đất đối với tình trạng ô nhiễm như vậy, vấn để sử dụng hiệu quả và công bằng nguồn nước tưới tiêu.  
Mối quan hệ giữa năng lượng, lương thực và nước-3
Kết luận hội thảo trực tuyến, GS Burney khẳng định, để vừa đảm bảo an ninh lương thực, giảm phát thải và sử dụng nguồn nước hiệu quả, chúng ta cần sử dụng những công nghệ hiện đại hơn, góp phần phát triển nông nghiệp chính xác cho cả các nông hộ nhỏ giúp họ có thể quản lý từ đầu vào, quy trình sản xuất, phân phối đến hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm nông nghiệp. Và đây là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta có thể bắt đầu cho những thay đổi theo hướng phát triển một nền nông nghiệp tuần hoàn, thông minh và bền vững. Việt Nam chính là một trong những khu vực ở vị trí top đầu có thể thí điểm áp dụng những mô hình mới, từ đó tìm ra những phương pháp hiệu quả nhân rộng ra thế giới.


Tú Anh



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường


  •  
Các tin khác

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 13-2024.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.