Tác động của hoá chất từ nhựa và vi nhựa tới sức khoẻ

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/10/2022 | 9:33:24 Sáng

Con người có thể phơi nhiễm hoá chất từ nhựa trong tất cả các giai đoạn của vòng đời nhựa, từ giai đoạn khai thác, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tại hội thảo "Tác động sức khoẻ của chất thải nhựa - Các khuyến nghị chính sách và can thiệp ở Việt Nam”, do Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe (PHA) cùng tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ FHI 360 phối hợp tổ chức vào ngày 17/8/2022, Ts.Bs Phạm Đức Phúc và Ts.Nguyễn Bá Tiếp đã có bài trình bày về tác động của hoá chất từ nhựa và vi nhựa tới sức khoẻ.
Tác động của hoá chất từ nhựa và vi nhựa tới sức khoẻ
Ảnh minh hoạ

Theo các tác giả, trung bình mỗi người nuốt phải 50.000 - 100.000 hạt vi nhựa mỗi năm (250 - 500 gam). Vi nhựa được tìm thấy trong các đại dương, muối biển, cá và sinh vật biển, nước máy, băng ở Nam Cực. WHO đã đưa ra thông tin bằng văn bản năm 2019 rằng: Nguy cơ sức khoẻ từ nhựa như nhiễm vi nhựa, hoá chất trong nước uống và nước đóng chai là nguy cơ thấp.

Tuy nhiên với các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, vi nhựa là một vấn đề nghiêm trọng. Vì nó không được xử lý bởi các nhà máy xử lý nước thải, khó phân huỷ và tồn tại trong cả cơ thể người. Con người có thể phơi nhiễm hoá chất từ nhựa trong tất cả các giai đoạn của vòng đời nhựa, từ giai đoạn khai thác, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ.

Có nhiều loại hoá chất từ nhựa như: Bisphenol A, Bisphenol S (gọi tắt là các BPA); các Phthalate; các Dioxin; các chất hữu cơ bền gây ô nhiễm (POPs)…

 

Các tác giả cũng chỉ ra các con đường mà vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể và các bằng chứng đánh giá nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ của hoá chất từ nhựa cũng như các bệnh liên quan đến phơi nhiễm vi nhựa.

Bên cạnh đó, bài trình bày liệt kê các tác động trực tiếp của rác thải nhựa đến môi trường, động vật hoang dã, làm tăng nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị làm sao để sử dụng nhựa an toàn.

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ bài trình bày nói trên để bạn đọc tham khảo:

 


Lâm Hà



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 13-2024.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.