Nhà khoa học nhí “Đi tìm Không khí sạch”

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2022 | 3:20:26 Chiều

Ngày 1/11, Ban tổ chức cuộc thi Nhà khoa học nhí “Đi tìm Không khí sạch” năm 2022 đã chính thức phát động cuộc thi dành cho tất cả học sinh đến từ các trường học từ cấp 1 đến cấp 3 (từ 6 đến 18 tuổi) trên cả nước.

Cuộc thi do Live & Learn khởi xướng, với nguồn lực từ Đại sứ quán Mỹ, Trường Đại học Y Dược TPHCM, Viện Goethe, và sự đồng hành truyền thông từ PamAir, Tòhe, Tạp chí Tia Sáng.  Thời gian đăng ký và nộp bài dự thi kéo dài từ nay đến hết ngày 11/12/2022. Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 1/2023.
Nhà khoa học nhí
Cuộc thi dành cho tất cả học sinh các trường học từ cấp 1 đến cấp 3 
Học sinh có thể đăng ký dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm (tối đa 5 thành viên). Tổng giải thưởng trị giá 50 triệu đồng.
Tham gia cuộc thi, các nhóm học sinh sẽ thu thập dữ liệu về chất lượng không khí tại các địa điểm, thời điểm và tình huống khác nhau bằng một trong ba hình thức: tự thiết kế máy đo chất lượng không khí, mượn máy đo chất lượng không khí từ Ban tổ chức, hoặc sử dụng số liệu đo chất lượng không khí có sẵn (từ các website, trang thông tin phổ biến…); Phân tích số liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra các phát hiện của mình về vấn đề ô nhiễm không khí; Chia sẻ lại quá trình cùng với kết quả và các phát hiện của mình thông qua những sản phẩm như: Báo cáo/bài báo nghiên cứu; sản phẩm truyền thông (video, poster, bài viết, bài báo, bài hát…)
Điểm số của các đội thi sẽ gồm 30% từ bình chọn của khán giả qua website Khí sạch trời xanh và 70% từ đánh giá của các chuyên gia trong buổi thuyết trình. Mỗi đội được chấm theo 4 tiêu chí: tính chính xác của thông tin, tính sáng tạo trong chủ đề, chất lượng và tính sáng tạo của sản phẩm truyền thông và sự lan tỏa của thông điệp, sản phẩm.
Giải thưởng được trao theo 3 khối: Tiểu học, THCS và THPT, mỗi khối có: 1 giải nhất (5.000.000 đồng), 1 giải nhì (3.000.000 đồng), 1 giải ba (1.000.000 đồng). Ngoài ra còn có các giải phụ, gồm 2 giải triển vọng, 2 giải sáng tạo và 2 giải yêu thích ở các khối, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.
Trong thời gian diễn ra cuộc thi, học sinh sẽ được hỗ trợ thông tin và tập huấn trực tuyến với các chuyên gia để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, cách nhà khoa học nhí có thể sử dụng/thu thập dữ liệu đo ô nhiễm không khí, và những điểm cần lưu ý khi truyền thông về ô nhiễm không khí, chẳng hạn như tìm kiếm các nguồn thông tin, phân biệt thông tin sai lệch…
Năm 2021, cuộc thi nhà khoa học nhí "Đi tìm Không khí sạch” đã được tổ chức lần đầu tiên và thu hút được gần 100 bài dự thi đến từ các bạn học sinh ở 12 tỉnh, thành phố trên cả nước là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Đà Nẵng, Huế, TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Nai. Trong số đó, có tới 34% là nhóm dự thi tiểu học, 41% từ THCS và 24% từ THPT.


Lâm Hà


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.

Các quy định đối với việc triển khai chi trả DVHST tự nhiên tại Việt Nam cũng được nêu cụ thể tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.

Các rủi ro trong quá trình phát triển dự án metro không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và chi phí của dự án...

Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đều coi trọng hội nhập, hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.