Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/2/2023 | 9:42:30 Sáng

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng chỉ số WQI_VN để tính toán, đánh giá chất lượng nước đồng thời đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tóm tắt:

Hải Phòng có nguồn tài nguyên nước mặt vô cùng phong phú, do có một hệ mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước, đây là nguồn nước quan trọng cung cấp chủ yếu cho đời sống và hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng nhanh đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh những lợi ích đạt được, hoạt động của quá trình công, nông nghiệp, dịch vụ,... đã và đang gây ra không ít các tác động tiêu cực đến môi trường bởi các nguồn thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên địa bàn thành phố. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng chỉ số WQI_VN để tính toán, đánh giá chất lượng nước đồng thời đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy chất lượng nước tại một số quận nội thành thấp hơn so với các quận, huyện khác. Chất lượng nước của các kênh, hồ thấp hơn rất nhiều so với chất lượng nước của các sông, đặc biệt là 6 sông cấp cho mục đích sinh hoạt.

​1. Đặt vấn đề

 

Môi trường nước mặt là một vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ của Chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương mà cả người dân vì chất lượng nước mặt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đời sống của con người, bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần.

Nước mặt là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, rất cần được quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước mặt ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng đã và đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.

Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… của vùng duyên hải Bắc Bộ. Cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển mạnh về kinh tế, đặc biệt là về công nghiệp và đô thị đã làm cho nhu cầu dùng nước của Hải Phòng tăng mạnh.

 

Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi, tổng lượng nước đến hằng năm qua thành phố Hải Phòng vào khoảng 77,2 tỷ m3/năm, nhưng nguồn nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Tổng lượng dòng chảy của tháng 3 và 4 là nhỏ nhất, chiếm tỷ lệ 4,7% của tổng lượng dòng chảy cả năm. Tháng 8 có tổng lượng dòng chảy lớn nhất và chiếm 15,9% tổng lượng dòng chảy cả năm. Việc đô thị hóa diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã kéo theo những hệ lụy như gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước đô thị không tốt.

Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, thành phố Hải Phòng cũng đã chủ trương phát huy tối đa khả năng xử lý các nguồn nước thải, xây dựng các công trình bảo vệ lòng dẫn và bờ các sông chính; xây dựng các đập điều tiết ở đầu kênh nhánh, bảo đảm cấp nước ngọt; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở thành phố Hải Phòng còn một số thách thức: Tình trạng ô nhiễm nước mặt đang có xu hướng tăng; Nguy cơ cạn kiệt, thiếu nước, bị xâm nhập mặn ngày càng hiện hữu.

Nhằm tăng cường việc quản lý chất lượng nước, sử dụng hiệu quả số liệu quan trắc môi trường, đa dạng hóa hình thức phổ biến thông tin môi trường tới cộng đồng, vào những năm 1965÷1970, chỉ số chất lượng nước (WQI) được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ. Sau đó, do có nhiều ưu điểm nên WQI nhanh chóng được chấp nhận và triển khai áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Canada, Achentina, Anh, Mexico, Ấn Độ, Thái Lan, Zimbabue, ... [1]. WQI cho phép đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát; Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước; Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan; Nâng cao nhận thức về chất lượng môi trường nước.

 

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số chất lượng nước, WQI được các nhà nghiên cứu triển khai áp dụng vào những năm 1990 [1] . Vào tháng 7/2011, Tổng Cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định số 879/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán WQI từ số liệu quan trắc chất lượng nước quốc gia và sử dụng số liệu WQI để đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát [2] . Qua thời gian triển khai áp dụng, thấy còn tồn tại một số bất cập đối với nội dung, phương pháp tính toán các chỉ số WQI, Tổng cục Môi trường đã rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn tính toán WQI. Ngày 12/11/2019, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định số 1460/QĐ - TCMT về việc Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước của Việt Nam (VN_WQI), thay thế Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 [3] .

VN_WQI là một chỉ số tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước, được xác định thông qua một công thức toán học, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm.

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu "Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước” để có biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất tưới tiêu cho nông nghiệp là việc làm cần thiết hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

​2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước mặt bao gồm nước ở các sông và hồ trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát khoa học (thu thập số liệu)

Số liệu thu thập từ 4 đợt quan trắc trong năm: tại kênh hồ, cửa xả, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ vào các tháng 3, 6, 9, 12; tại hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và các tháng 4, 6, 8, 11.

Các số liệu được thu thập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng về các chỉ tiêu: pH, nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng (DO, BOD5, COD, Amoni, Nitrit, Nitrat, Photphat), các kim loại nặng (As, Pb), thông số vi sinh (Coliform), một số thông số khác (TSS, tổng dầu mỡ). Với 36 vị trí nước mặt được quan trắc, thu thập tại: 16 vị trí tại kênh hồ, sông Cấm, sông Lạch Tray (được so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1) và 20 vị trí tại sông Giá, Rế, Đa Độ, hệ thống thủy nông (HTTN) Tiên Lãng, Chanh Dương, Hòn Ngọc (được so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1).

​Bảng 1. Danh sách vị trí, tọa độ các điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021

tm-img-alt

Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các thông số về chất lượng nước mặt và các số liệu khảo sát tại vùng nghiên cứu.

Sử dụng Quy chuẩn quốc gia (QCVN 08–MT:2015/BTNMT) về chất lượng nước mặt để so sánh và đối chiếu với chất lượng nước mặt tại thành phố Hải Phòng.

Sử dụng chỉ số chất lượng nước của Việt Nam (VN_WQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước mặt ở Việt Nam, nhằm mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm. Các bước tính VN_WQI theo như sau: [3]

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Bảng 2. Các mức VN_WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng [3]

Khoảng giá trị WQIChất lượng nướcMàuPhù hợp với mục đích sử dụng

tm-img-alt

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt qua các thông số (dựa vàoQuy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Nước Mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT) [11]

3.1.1. Thông số pH

Thông số pH của nước mặt thành phố Hải Phòng dao động từ 6,82-8,46, trung bình khoảng 7,6 có tính kiềm, đảm bảo độ cân bằng ổn định, đáp ứng yêu cầu chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.2. Thông số DO

Hầu hết các điểm quan trắc giá trị DO đều đạt tiêu chuẩn, có vài điểm dưới ngưỡng tiêu chuẩn vào mùa khô nhưng không đáng kể. 2 /16 điểm quan trắc trên kênh hồ (NM6, NM7) không đạt quy chuẩn cột B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự), giá trị đo vào mùa khô khoảng 3,87-3,99mg/l. Có 3/20 điểm quan trắc trên các nguồn cùng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố (NM29, NM34, NM35) không đáp ứng yêu cầu cột A1 (sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác), giá trị đo vào mùa khô khoảng 5,91-5,99mg/l.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.3. Thông số TSS

92% mẫu đáp ứng mức B1, 64% mẫu đáp ứng mức A1, có 2/16 mẫu quan trắc trên kênh, hồ vượt mức B1 (kênh An Kim Hải, Kênh Tây Nam) do nước thải sinh hoạt, xây dựng và làng nghề, có 2/20 điểm quan trắc trên hệ thống cung cấp nước sạch ô nhiễm TSS vào mùa khô, vượt mức A1 nhưng vẫn dưới mức B1 do nước thải dịch vụ, bệnh viện, công nghiệp, các tổ chức sản xuất dịch vụ chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra kênh hồ.

tm-img-alt

3.1.4. Thông số COD, BOD5

Kết quả quan trắc 2 thông số này cho thấy khá tương đồng nhau .

17% các điểm quan trắc COD đáp ứng quy chuẩn ở mức A1 có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, 22% các điểm quan trắc vượt mức B1.

22% các điểm quan trắc BOD5 đáp ứng quy chuẩn ở mức A1 có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, 22% các điểm quan trắc vượt mức B1.

Các điểm quan trắc trên các kênh hồ, cửa xả bị ô nhiễm nặng các thông số COD, BOD5, đặc biệt là điểm kênh An Kim Hải, Kênh Tây Nam. Tại điểm quan trắc cửa xả Hạ Đoạn (trên kênh An Kim Hải) giá trị COD đo được vượt 19 lần quy chuẩn cho phép ở mức A1, 6 lần so với mức B1 và giá trị BOD5 vượt 28 lần quy chuẩn cho phép ở mức A1, 7 lần so với mức B1.Sở dĩ nguồn nước bị ô nhiễm là do nước thải, rác sinh hoạt của người dân và các nhà máy công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, bệnh viện.

Các điểm quan trắc trên sông Giá, sông Đa Độ và kênh Hòn Ngọc luôn đạt quy chuẩn cho phép ở mức A1. Các điểm quan trắc trên hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng và sông Chanh Dương luôn ở mức vượt quy chuẩn từ 1-2 lần mức A1 nhưng vẫn thấp hơn mức B1.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.5. Thông số Amoni, phosphat

Chỉ có 14% mẫu quan trắc đáp ứng Quy chuẩn ở mức A1, 56% mẫu nước đáp ứng mức B1.

Các kênh hồ, cửa xả tiếp nhận nước thải trên địa bàn các quận nội thành đang bị ô nhiễm nặng bởi NH4, PO4.

  1. ại các điểm đo trên kênh hồ, cửa xả: Giá trị NH4 đo được gấp 4-104 lần quy chuẩn ở mức A1, gấp 1-34 lần ở mức B1 (các điểm bị ô nhiễm nặng thông số amoni: NM3, NM4, NM5, NM7, NM8, NM9 trung bình năm từ 7-27mg/l, điểm NM7 có giá trị đo cao nhất vào tháng 3 là 31,2mg/l). Giá trị PO4 đo được gấp 34 lần ở mức A1 và 11 lần ở mức B1 (các điểm bị ô nhiễm nặng thông số phosphat là NM4, NM5, NM7, MM8, NM9 trung bình năm từ 1,1-2,7mg/l, điểm NM7 có giá trị đo vào tháng 3 là 3,4mg/l). Có khả năng ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt của dân cư, do quá trình xả thải ồ ạt từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu dân cư, khu đô thị, không có chế độ tiêu thoát hợp lý trên cả các kênh nhánh.

Các điểm quan trắc trên sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ và kênh Hòn Ngọc luôn đạt quy chuẩn cho phép ở mức A1.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.6. Thông số NO2 và NO3

Kết quả đo cho thấy giá trị NO2 trung bình năm chủ yếu đạt quy chuẩn cho phép, có một số điểm vượt quy chuẩn nhưng không đáng kể.

Kết quả đo thông số NO3 cho thấy100% mẫu quan trắc đều đạt quy chuẩn ở mức A1.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.7. Kim loại

Nước mặt địa bàn thành phố Hải Phòng chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại. Hàm lượng kim loại nặng trong nước hầu hết đáp ứng Quy chuẩn ở mức A1.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.8. Tổng dầu, mỡ

11% mẫu nước mặt trên địa bàn thành phố đáp ứng Quy chuẩn mức A1, 17% mẫu vượt mức B1.

Lượng dầu trung bình năm trong nước dao động từ 0,08mg/l đến 3,8mg/l. Với nồng độ dầu như vậy chỉ phù hợp sử dụng vào mực đích giao thông thuỷ, hoàn toàn không có khả năng bảo tồn đời sống thuỷ sinh cũng như dùng để sinh hoạt.

Ngoại trừ các điểm quan trắc trên sông Giá còn lại các điểm quan trắc trên hệ thống kênh hồ, cửa xả, sông Lạch Tray, Giá, Rế, Đa Độ, Chanh Dương, Kênh Hòn Ngọc và hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng đều bị ô nhiễm dầu, mỡ. Các kênh hồ, cửa xả ô nhiễm nhất, đặc biệt là điểm hồ Dư Hàng và điểm cửa xả Vĩnh Niệm (trên kênh Tây Nam) giá trị đo được trung bình năm gấp gần 4 lần tiêu chuẩn cho phép ở mức B1 và gấp 12 lần mức A1. Nguồn nước trên 6 hệ thống sông cấp nước ngọt cho thành phố Hải Phòng thì hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng bị ô nhiễm dầu, mỡ nhiều nhất, giá trị đo được trung bình năm vượt quy chuẩn mức B1 không đáng kể nhưng vượt quy chuẩn mức A1 3-4 lần.

Nguyên nhân vẫn do phải tiếp nhận nước thải từ các cụm dân cư, khu công ghiệp, cơ sở dịch vụ. Đặc biệt, là các điểm xả thải từ các cơ sở sản xuất tại các làng nghề có chứa chất độc hại được cơ quan chức năng xác định cần phải có giải pháp xử lý cấp bách.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

3.1.9. Thông số Coliforms

Kết quả quan trắc cho thấy có 25% số mẫu đạt quy chuẩn mức A1, 50% số mẫu đạt mức B1 theo giá trị đo trung bình năm.

Tại kênh hồ, cửa xả nồng độ Coliforms luôn vượt quy chuẩn nhiều nhất, giá trị đo được đạt mức cao nhất vào đợt 1 tại điểm Hồ Dư Hàng, cửa xả Vĩnh Niệm là 920.000MNP/100ml, cống Cái Tắt trên sông Rế là 94.000MNP/ml.

Sông Giá có kết quả đo thông số coliform luôn trong tiêu chuẩn cho phép.

Nguồn nước trên 6 hệ thống sông cấp nước ngọt cho thành phố có kết quả đo luôn tiệm cận mức cho phép.

Nguyên nhân gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nước thải bệnh viện, nước thải từ các bãi rác và các nguồn khác gây ra.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Tóm lại: Qua các thông số phân tích có thể nhận thấy nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tỷ lệ % thông số vượt QCVN trong các nhóm hữu cơ, sinh dưỡng, vi sinh và dầu mỡ nhiều hơn các nhóm còn lại. Trong đó mức độ ô nhiễm của các thông số từ nặng đến nhẹ được sắp xếp như sau coliform>dầu, mỡ>TSS> COD> BOD5> PO4> NH4> NO2. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại và NO3.

3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt bằng chỉ số VN_WQI

Đánh giá chất lượng môi trường nước tại 36 điểm quan trắc nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng bằng chỉ số VN_WQI có thể cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng thể về chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Hình 1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021

Chỉ số WQI của các điểm phân tích nước mặt trên địa bàn thành phố Hải Phòng có sự phân hoá theo theo khu vực thành thị và nông thôn.

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Hình 2. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các quận nội thành thành phố Hải Phòng năm 2021

Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2021 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

Hình 3. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các huyện ngoại thành thành phố Hải Phòng năm 2021

Theo chỉ số WQI, không có điểm nào quan trắc có chất lượng nước bị ô nhiễm nặng, có 8,8% chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố ở mức kém tập trung ở các hồ khu vực nội thành nên cần có biện pháp khắc phục, xử lý trong tương lai. 22,2% chất lượng nước mặt ở mức xấu được ghi nhận tại các hồ điều hòa, sông Cấm, sông Lạch Tray, do vậy những nguồn này chỉ phù hợp với sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác. Điều đó cho thấy có sự tác động của nguồn nước thải, rác thải trực tiếp chưa qua xử lý từ các khu dân cư đến chất lượng nước kênh hồ.

19,2% chất lượng nước mặt ở mức trung bình tại các điểm quan trắc ở các sông trên địa bàn thành phố, phù hợp cho sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. 31,31% chất lượng nước mặt ở mức tốt tại hệ thống Trung thủy nông, kênh Hòn Ngọc, hệ thống sông Chanh Dương sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. 19,19% chất lượng nước mặt ở mức rất tốt tại sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Chất lượng nước trên 6 hệ thống sông cấp nước ngọt cho thành phố có chất lượng tốt hơn là do đã có giải pháp ngăn các điểm tiêu thoát từ tuyến kênh ra sông để bảo vệ nguồn nước thô của toàn thành phố. Thêm vào đó, khu vực ngoại thành ít chịu sức ép của dân cư và các hoạt động thương mại, dịch vụ, quá trình đô thị hoá nhanh chóng với việc gia tăng nhanh chóng dân số như ở nội thành.

​4. Kết luận

Mặc dù có nhiều cải thiện, nhưng các kênh hồ, cửa xả khu vực nội thành đang bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ và vi sinh vật. Nguyên nhân còn một lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị mới được xử lý sơ bộ qua các bể phốt tại các hộ gia đình, mà chưa được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm cục bộ các chất hữu cơ tại các kênh, hồ khu vực nội thành thành phố. Chất lượng nước trên 6 hệ thống sông cấp nước ngọt cho thành phố có dấu hiệu được cải thiện theo thời gian, đảm bảo cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của người dân thành phố Hải Phòng; theo không gian xuôi về phía hạ nguồn chất lượng nước có xu hướng bị giảm dần do ảnh hưởng cộng hưởng của nhiều nguồn khác nhau.

Để kiểm soát chất lượng nước, cần sớm có một kế hoạch quản lý toàn bộ hệ thống các hồ điều hoà cũng như các kênh thoát nước thuộc khu vực nội thành bằng biện pháp hành chính mang tính pháp quy như: nghiêm cấm việc lấn chiếm, thải bỏ các loại chất thải vào hệ thống hồ và kênh thoát nước thuộc nội thành thành phố Hải Phòng. Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung và vận hành có hiệu quả, đảm bảo xử lý hết lượng nước thải trong khu vực nội thành, hạn chế sự ô nhiễm lan truyền tới hệ thống sông và vùng ven biển.

Lê Thị Hồng Vân1, Lê Thị Hường2, Nguyễn Thị Kim Nga3, Trịnh Thị Thu Thủy4

Phòng Cơ học và Môi trường biển, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Minh Thư, Hải Phòng: Phân vùng chất lượng nước vùng biển ven bờ bằng phương pháp mới, https://monre.gov.vn/Pages/hai-phong-phan-vung-chat-luong-nuoc-vung-bien-ven-bo-bang-phuong-phap-moi.aspx, 2021.

  2. Tổng cục Môi trường Việt Nam. Quyết định về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-879-QD-TCMT.

  3. Tổng cục Môi trường Việt Nam. Quyết định về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN_WQI). https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1460-QD-TCMT-2019.

  4. Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020. Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, 2021.

  5. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt các kênh hồ, cửa xả xung quanh khu vực nội thành thành phố Hải Phòng năm 2021.

  6. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Cấm, sông Lạch Tray trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021.

  7. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước các sông Giá, Rế, Đa Độ năm 2021.

  8. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng năm 2021.

  9. Dương, T.N. Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

  10. Giau, V.T.N.; Tuyen, P.T.B.; Trung, N.H. Đánh giá biến động chất lượng nước mặt sông cần thơ giai đoạn 2010-2014 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2019, 105-113.

  11. Tổng cục Môi trường Việt Nam. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Nước Mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. http://vea.gov.vn/quy-chuan (accessed on 6 April 2021).

  12. Tuấn, Đ.D.A.; Trung, N.H., Thư, B.A. Đánh giá hiện trạng nước mặt phục vụ khai thác cấp nước cho thành phố Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2019, 4a, 61-70. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.096.

Assessment of surface water quality in Hai Phong city in 2021 by water quality indicator calculation methods

Le Thi Hong Van, Le Thi Huong2, Nguyen Thi Kim Nga3, Trinh Thi Thu Thuy4

Department of Mechanics and Marine Environment, Institute of Mechanics, Vietnam Academy of Science and Technology

Summary: Hai Phong has extremely rich surface water resources, due to a dense network of rivers and streams, bringing great benefits in terms of water, which is an important source of water that provides mainly for life and production activities. In recent years, industrialization and urbanization has increased rapidly accelerated the development of Hai Phong city. Along with achievements, the activities of industrial, agricultural, service processes, ... have been causing many negative impacts on the environment because the waste sources seriously affect the quality of the environment in general and water environment in particular in the city. In this study, the authors use the WQI_VN index to calculate and evaluate water quality and propose solutions to protect the surface water in Hai Phong city. The results show that water quality in some districts is lower than in other districts. The water quality of canals and lakes is much lower than rivers, especially 6 rivers for domestic purposes.

Key words: Water quality index (WQI), Water quality index in Việt Nam (VN_WQI)



Nguồn Tạp chí Môi trường

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.

Các quy định đối với việc triển khai chi trả DVHST tự nhiên tại Việt Nam cũng được nêu cụ thể tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.

Các rủi ro trong quá trình phát triển dự án metro không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và chi phí của dự án...

Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đều coi trọng hội nhập, hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.