Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/3/2021 | 3:46:45 Chiều

Vi nhựa được coi là chất gây ô nhiễm đại dương và đường nước.

Vi nhựa trong các nhà máy xử lý nước thải là nơi hoàn hảo cho sự phát triển của siêu vi khuẩn.
Đồng thời, chúng gây ra những thiệt hại chưa được biết đến đối với sức khỏe động vật và con người.
Một nghiên cứu mới đây cung cấp bằng chứng cho thấy, vi nhựa có thể mang lại mối đe dọa sức khỏe cộng đồng khác. Đó là siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.
Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi nhựa trong các nhà máy xử lý nước thải là nơi hoàn hảo cho sự phát triển của siêu vi khuẩn.
Ngay cả khi cắt giảm việc sử dụng đồ nhựa một lần và tái chế, vô số hạt vi nhựa vẫn có thể xâm nhập vào môi trường. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, những vi hạt nhựa này xuất hiện trong thức ăn, từ côn trùng và sinh vật phù du đến chim, cá, hải cẩu, rùa và con người.
Những thiệt hại chính xác chúng có thể gây ra sau khi vào cơ thể con người vẫn đang được nghiên cứu.
Theo nghiên cứu mới, vi nhựa trong các nhà máy xử lý nước thải dường như trở thành "thị trường” hoàn hảo cho các siêu vi khuẩn phát triển và trao đổi gene kháng thuốc.
"Một số nghiên cứu gần đây đã tập trung vào những tác động tiêu cực mà hàng triệu tấn chất thải vi nhựa mỗi năm đang gây ra đối với môi trường nước ngọt và đại dương của chúng ta”, Mengyan Li - tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo đó, các nhà máy xử lý nước thải này có thể là "điểm nóng” nơi hội tụ nhiều hóa chất, vi khuẩn kháng kháng sinh và mầm bệnh. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng, vi nhựa có thể đóng vai trò là chất mang chúng, gây ra những rủi ro với hệ sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người.
Nhóm nghiên cứu cho biết, gốc rễ của vấn đề là những hạt vi nhựa này cung cấp một diện tích bề mặt tương đối lớn cho các siêu vi khuẩn bám vào. Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu từ ba nhà máy xử lý nước thải ở New Jersey và đưa hai loại vi nhựa là polyethylene và polystyrene vào.
Sau đó, họ theo dõi loài vi khuẩn nào phát triển trên mỗi loại, cũng như những thay đổi về gene của chúng.
Sau 3 ngày, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sul1, sul2 và intl1 - 3 gene tạo ra khả năng kháng kháng sinh, hiện diện ở nồng độ cao hơn 30 lần trong các mẫu vi nhựa.
"Trước đây, chúng tôi nghĩ rằng, sự hiện diện của kháng sinh là cần thiết để tăng cường các gene kháng kháng sinh trong vi khuẩn liên quan đến vi nhựa. Tuy nhiên, có vẻ như vi nhựa có thể tự nhiên cho phép hấp thụ các gene kháng này. Tuy nhiên, sự hiện diện của thuốc kháng sinh có tác động nhân lên đáng kể”, Dung Ngoc Pham - tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.
Theo Khoahoc.tv

  •  
Các tin khác

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Ngày nay, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp ở Việt Nam đã trở thành ưu tiên được quan tâm và triển khai rộng rãi, hướng đến mục tiêu vào năm 2035, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 13-2024.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 11-2024.