Tái chế nước thải thành nước uống, vẫn còn nhiều rào cản

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/10/2021 | 5:10:02 Chiều

Nếu nước thải được xử lý đúng cách, có thể giúp tiết kiệm nguồn nước quý giá và giảm thải độc ra cho môi trường, thậm chí có thể tái chế nước thải thành nước uống.

Video về tái chế nước thải
Một đoạn video về tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng của nước thải tới môi trường vừa được chia sẻ trên Vnexpress. Video đề cập đến việc tái chế nước thải thành nước uống, mô hình tại Singapore và rào cản tâm lý đối với việc sử dụng nước tái chế.
Theo đó, hiện nay khoảng 80% nước thải toàn cầu được xả ra môi trường mà không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào để loại bỏ ô nhiễm. Trong 20% được xử lý chỉ có một phần rất nhỏ được tái sử dụng trực tiếp. 
Đặc biệt, video cũng đã đề cập, nếu được xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải có thể dùng để xả nhà vệ sinh, tưới cây xanh, rửa sạch đường, động cơ máy bay hay các cơ sở công nghiệp.
Tại Singapore, có tới 900.000 lít nước sạch được sản xuất từ nước thải mỗi ngày, đáp ứng 40% nhu cầu nước của thành phố. Với các quy trình tái chế nước nghiêm ngặt, nước thải hoàn toàn có thể được tái sinh để quay lại phục vụ đời sống con người.
Vì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% lượng nước có sẵn trên hành tinh nên việc tái sử dụng nước có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt tại những nơi nguồn nước hầu như không tồn tại.
Mặc dù vậy việc mở rộng quy trình tái sử dụng nước thải trên toàn cầu vẫn là một thách thức chủ yếu do các rào cản tâm lý trong việc sử dụng nước tái chế.

Hải Thanh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.