Biến chất thải keratin thành phân bón hữu cơ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2021 | 4:59:08 Chiều

Một nhóm các nhà khoa học Ấn Độ do Giáo sư AB Pandit, Phó Hiệu trưởng Viện Công nghệ Hóa học Mumbai dẫn đầu, đã đưa ra một giải pháp độc đáo biến chất thải keratin thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi.



Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, có khoảng 300.000 tấn tóc của con người được tạo ra dưới dạng chất thải ở Ấn Độ mỗi năm. Mặc dù có thể phân hủy sinh học, nhưng việc thải bỏ không kiểm soát có thể dẫn đến tắc nghẽn và các vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Phương pháp mới là một giải pháp bền vững giúp giảm thiểu tác động nguy hại của chất thải keratin đối với môi trường.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết phương pháp xử lý chất thải keratin hiện nay vốn tiêu tốn nhiều năng lượng, nguy hại về mặt hoá học và tốn kém.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, các nhà khoa học đã sử dụng quá trình ôxy hóa tiên tiến, chuyển đổi chất thải thành phân bón và thức ăn chăn nuôi có thể bán được trên thị trường. Công nghệ quan trọng nhất của toàn bộ quy trình là tiền xử lý, nhằm loại bỏ những chất gây ô nhiễm có trong chất thải keratin, sau đó tiến hành thủy phân keratin bằng kỹ thuật Hydrodynamic Cavitation.

Hiện các nhà khoa học đang phối hợp với Revoltech Technologies Private Limited, Gujarat, phát triển giải pháp đã được cấp bằng sáng chế này để triển khai trên quy mô lớn.

Lâm Hà

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.