Robot tí hon di chuyển trong mạch máu mang thuốc tiêu diệt tế bào ung thư

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2021 | 2:59:24 Chiều

Các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng những robot động vật tí hon in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích, giúp điều trị ung thư.  Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano.


tm-img-alt
Robot cua và cá tí hon có thể vận chuyển thuốc trong mạch máu. Ảnh: Jiawen Li

Robot tí hon được điều khiển bằng nam châm và chỉ phun thuốc khi gặp môi trường axit xung quanh khối u. Chúng làm bằng hydrogel và được in 3D thành hình dạng của nhiều động vật khác nhau như cá, cua, bướm, với các lỗ rỗng để chứa hạt thuốc.

Nhóm chuyên gia điều chỉnh độ đặc của vật liệu in ở một số bộ phận, ví dụ mép càng cua hoặc miệng cá, để chúng có thể mở ra hoặc đóng lại theo sự thay đổi của độ axit. Tiếp theo, họ đặt robot trong một dung dịch chứa các hạt nano oxit sắt để có từ tính.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu thu được đội quân robot tí hon có thể chở các hạt nano thuốc. Chúng được điều khiển tới đích bằng nam châm. Tại đây, chúng sẽ tự động phun thuốc do sự thay đổi độ pH.

Trong cuộc kiểm tra tại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu dùng nam châm để dẫn một robot cá đi qua các mạch máu mô phỏng, hướng tới một cụm tế bào ung thư. Tại đó, họ pha dung dịch có tính axit cao hơn một chút. Kết quả là robot cá há miệng rồi phun thuốc, giết chết tế bào ung thư. Trong những thử nghiệm khác, robot cua dùng càng kẹp hạt nano thuốc, di chuyển đến mục tiêu rồi thả ra.

 

Loại robot mới có tiềm năng ứng dụng lớn vì có thể vận chuyển thuốc đến đúng vị trí cần thiết và tự động phun thuốc. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để bơi trong mạch máu người. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ cần làm robot nhỏ hơn và tìm cách để xem hình ảnh cũng như theo dõi chúng di chuyển trong cơ thể.

Đình Quang (T/h)

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.