Vật liệu sinh học mới sửa cơ tim và dây thanh quản

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/12/2021 | 9:32:48 Sáng

Các nhà khoa học từ Đại học McGill (Canada) đã phát triển một loại vật liệu sinh học mới đủ cứng để sửa chữa tim, cơ và dây thanh quản.

Nhóm nghiên cứu, do GS Luc Mongeau và Trợ lý Giáo sư Jianyu Li dẫn đầu, đã phát triển một loại hydrogel mới có thể tiêm mới để phục hồi vết thương. Hydrogel được biết đến là một loại vật liệu sinh học cung cấp chỗ cho các tế bào sống và phát triển. Sau khi được tiêm vào cơ thể, vật liệu sinh học tạo thành một cấu trúc xốp, ổn định cho phép các tế bào sống phát triển hoặc đi qua để sửa chữa các cơ quan bị thương.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm độ bền của hydrogel trong một chiếc máy mô phỏng cơ sinh học dây thanh âm của con người. Sau khi cho thiết bị trên rung với tốc độ 120 lần một giây trong hơn 6 triệu chu kỳ, vật liệu sinh học mới vẫn còn nguyên vẹn, trong khi các hydrogel tiêu chuẩn khác bị vỡ thành nhiều mảnh, không thể đối phó với ứng suất của tải trọng.

tm-img-alt
Các hydrogel mới vẫn ổn định, nhưng hai hydrogel tiêu chuẩn đã bị vỡ vụn.

Từ kết quả đầy hứa hẹn đó đã mang đến hy vọng một ngày nào đó hydrogel mới sẽ được sử dụng như một thiết bị cấy ghép để phục hồi giọng nói của những người có dây thanh bị tổn thương, như bệnh nhân ung thư thanh quản.

Sự đổi mới này cũng mở ra những con đường mới cho các ứng dụng khác như phân phối thuốc, kỹ thuật mô và tạo ra các mô mẫu để sàng lọc thuốc. Nhóm nghiên cứu thậm chí đang tìm cách sử dụng công nghệ hydrogel để tạo ra phổi để thử nghiệm thuốc Covid-19.

Đình Quang

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.