Hội thảo khoa học quốc tế:Biến đổi khí hậu và môi trường vùng ven biển

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/9/2018 | 12:03:55 Chiều

Ngày 29/8/2018,tại Trường Đại học Bình Dương (BDU) đã phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Biến đổi khí hậu và môi trường vùng ven biển – CCCE 2018” (International conference on Climate Change and Coastal Environment 2018) dưới sự chủ trì của GS.TSKH Trương Quang Học và GS. TS Lo Kwong Fai Andrew (Lô Quang Huy – Đài Loan) và sự tham dự của các nhà khoa học trẻ ở trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, hiện tượng nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người lên môi trường tự nhiên tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp đến đời sống và sự sinh tồn của con người. Điều đó đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý một bài toán hóc búa buộc phải giải quyết. Nhiều hội thảo khoa học mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế được tổ chức liên tục trên phạm vi toàn cầu nhằm tìm hướng giải quyết và khắc phục hậu quả từ sự biến đổi khí hậu.

Là trường đại học đầu tiên của tỉnh Bình Dương với hơn 20 năm đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, Nhà trường còn rất quan tâm đến ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống. Điều đó được thể hiện rõ trong tôn chỉ giáo dục của Nhà trường, hướng công tác đào tạo đến việc xây dựng những con người có trách nhiệm: trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và với thiên nhiên trên nền tảng của Học – Hỏi – Hiểu – Hành. Từ hạt nhân đó, các buổi hội thảo trong và ngoài nước cũng như các công trình nhiên cứu phục vụ cho việc xây dựng và bảo vệ một môi trường sống thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên luôn là một trong những điều được Nhà trường quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Hội thảo khoa học "Biến đổi khí hậu và môi trường vùng ven biển – CCCE 2018” được tổ chức cũng không ngoài mục đích đó. Hội thảo quy tụ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhất là các nhà khoa học trẻ quan tâm đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và kinh tế, góp tiếng nói chung, tìm ra giải pháp cân bằng giữa ba vấn đề Môi trường – Kinh tế - Xã hội. Đồng thời, qua đây Ban tổ chức cũng mong muốn tạo ra được diễn đàn thanh niên với biến đổi khí hậu, quy tụ các bạn trẻ có đam mê nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các vấn đề sinh kế cộng đồng.

Hội thảo có những đóng góp thiết thực cho các giải pháp cân bằng giữa ba vấn đề Môi trường – Kinh tế - Xã hội.

Một số hình ảnh tại hội thảo
 







 
Nguyễn Vinh - Dương Diễm
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.