Chụp được lỗ đen khổng lồ ở trung tâm Dải Ngân hà lớn gấp 4 triệu lần Mặt trời
- Cập nhật: Thứ bảy, 14/5/2022 | 8:14:30 Sáng
Các nhà khoa học của dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) lần đầu tiên chụp được lỗ đen khổng lồ ở tâm Dải Ngân hà lớn gấp 4 triệu lần Mặt trời.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tin rằng tại trung tâm của Dải Ngân hà ẩn chứa một hố đen siêu lớn sau khi phát hiện một nguồn phát sóng vô tuyến bất thường từ khu vực này. Tuy nhiên, các lỗ đen rất khó nắm bắt vì chúng không phát ra bất kỳ ánh sáng nào. Vào những năm 1990, các nhà thiên văn học vẽ lại bản đồ quỹ đạo của các ngôi sao sáng nhất và phát hiện ở trung tâm thiên hà có một vật thể siêu khối lượng. Thành quả này đã giúp hai nhà khoa học Reinhard Genzel và Andrea Ghez giành giải Nobel Vật lý năm 2020. Bức ảnh mới được công bố đã xác nhận trực tiếp suy đoán của các nhà khoa học. là chính xác.
Cùng với hình ảnh lỗ đen khổng lồ ở trung tâm Giải Ngân hà, EHT cũng sẽ công bố 6 bài báo phân tích kết quả, dự kiến được đăng tải chi tiết trong thời gian tới. Đây được coi là một bước đột phá của ngành thiên văn học nói riêng và vật lý nói chung.
Tú Anh (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Forntiers in Nutrition, chất diệt Covid-19 cực mạnh có trong trà xanh chính là hợp chất nổi tiếng quen thuộc có tên EGCG.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, Viện Công nghệ Tiên tiến Thâm Quyến đã tìm ra phương pháp biến CO2 thành glucose và axit béo.

Với ý tưởng sáng tạo, Anh Nguyễn Văn Tuyến và chị Vũ Thu Hà đã biến những lá tra thành những chiếc đĩa ăn thân thiện với môi trường, phục vụ xuất khẩu.