Biến CO2 thành glucose và axit béo

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 11:15:55 Sáng

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, Viện Công nghệ Tiên tiến Thâm Quyến đã tìm ra phương pháp biến CO2 thành glucose và axit béo.

Họ đã tạo ra hệ thống sinh học điện hybrid, kết hợp quá trình điện phân carbon dioxide (CO2) trong không gian với quá trình lên men nấm men, giúp chuyển hóa carbon dioxide thành glucose một cách hiệu quả với năng suất cao.
Sơ đồ tổng hợp glucose từ CO2 và nước. Ảnh: NNC
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành chuyển đổi carbon dioxide thành axit axetic tinh khiết thông qua một lò phản ứng điện phân với chất xúc tác đồng có cấu trúc nano, sau đó sử dụng nấm men biến đổi gene để sản xuất glucose trong ống nghiệm từ axit axetic. Phương pháp này cũng được chứng minh là có khả năng tạo ra các sản phẩm khác như axit béo.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc biến đổi carbon dioxide thành các sản phẩm giá trị gia tăng thể hiện khả năng đáng kinh ngạc của một ngành sản xuất sử dụng điện tái tạo, mở ra cơ hội để giải quyết các vấn đề môi trường và nền kinh tế tuần hoàn.

Bắc Lãm (T/h)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

 

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.