Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/6/2022 | 9:25:06 Sáng

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học La Laguna (Tây Ban Nha) đã phát hiện một loại ô nhiễm nhựa mới, là sự kết hợp giữa những mảnh nhựa đầy màu sắc và những cục hắc ín cứng ở ven biển.

Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mới - Ảnh 1.
Plastitar là một dạng ô nhiễm nhựa ven biển mới, kết hợp giữa vi nhựa và hắc ín - Ảnh: UNIVERSITY DE LA LAGUNA

Nhóm nghiên cứu nhanh chóng nhận ra sự kết hợp giữa hắc ín và vi nhựa không giống bất kỳ chất ô nhiễm nào họ thấy trước đây. Họ đã đặt tên cho nó là "plastitar", theo báo Guardian ngày 14-6.

"Sự hiện diện của nhựa trong môi trường không còn chỉ giới hạn ở chai lọ hay vi nhựa trôi dạt trên biển. Trong trường hợp này là sự kết hợp của hai chất gây ô nhiễm", phó giáo sư Javier Hernandez Borges, làm việc tại Đại học La Laguna và là người đặt thuật ngữ plastitar, cho biết.

Nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện plastitar hơn hai năm trước. Nghiên cứu mới công bố của nhóm ông Borges đã đề cập đến phát hiện này và mô tả "plastitar" là "mối đe dọa chưa thể giải quyết" đối với môi trường ven biển.

Plastitar được hình thành từ cặn dầu tràn trên đại dương bốc hơi và đông đặc, trôi dạt như những quả cầu hắc ín vào các bờ đá của quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Sóng biển mang theo vi nhựa hoặc các mảnh nhựa dạt vào bờ và dính vào những quả cầu này tạo thành plastitar.

 

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy plastitar dọc theo nhiều bờ biển của quần đảo Canary, nơi có tuyến đường chính mà các tàu dầu thường đi qua. Tuy nhiên, nhóm cho rằng có khả năng dạng ô nhiễm nhựa này đã có mặt trên khắp thế giới.

Dù cần thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận tác động của plastitar với môi trường, các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp giữa vi nhựa và hydrocacbon có trong hắc ín có thể rò rỉ các hóa chất độc hại, đe dọa sự sống của các loài sinh vật như tảo.


Nguồn TTO

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.