Phương pháp xử lý chất lơ lửng trong ao tôm

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2022 | 10:11:47 Sáng

Ở nước ta, ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng song song với đó người nuôi cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chất lơ lửng trong ao tôm.

Động vật thủy sản sống trong môi trường nước, chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố môi trường của nước. Chất bài tiết của chúng hòa tan trong nước và không thể tách khỏi riêng như động vật trên cạn. Nguồn gốc của chất thải trong hệ thống nuôi phần lớn là thức ăn đưa vào được sử dụng khoảng 30-40% để xây dựng cơ thể sinh trưởng và sinh sản. Phần còn lại là sản phẩm bài tiết như chất thải hoà tan qua mang, nước tiểu và chất thải rắn. Các chất bài tiết này sẽ gây độc trực tiếp và gián tiếp cho đối tượng thủy sản nuôi.

Chất lơ lửng trong ao tôm là gì?

Chất rắn lơ lửng chủ yếu bao gồm các chất hữu cơ. Trong đó các vi sinh vật khi phân hủy sẽ đòi hỏi nhu cầu về oxy rất cao. Nhu cầu này có thể làm giảm nồng độ hòa tan oxy trong hệ thống nuôi để đạt được mức dưới nồng độ khuyến cáo cho các loài canh tác. Sự gia tăng chất rắn lơ lửng cũng có thể làm giảm chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Nhìn chung, ở điều kiện ít hơn mức tối ưu làm giảm hiệu suất của hệ thống.

Chất lơ lửng trong ao tôm

Thông số chất rắn lơ lửng trong nước thay đổi vượt mức cho phép

 
tm-img-alt

Chất lơ lửng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Do đó, việc quản lý chất thải hữu cơ trong ao tôm luôn được người nuôi chú trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

Nguồn gốc của sự hình thành chất thải lơ lửng trong ao nuôi

Nguồn thức ăn nuôi tôm có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và photpho. Hơn 64% tổng đạm và 77% tổng lượng từ thức ăn được thải ra môi trường nước dưới dạng hòa tan và không hòa tan. Chất thải tích lũy trong ao nuôi tôm từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Bao gồm:

 

Phân tôm

Phân của tôm có dạng chuỗi sẽ bị phá vỡ tạo thành nhiều mãnh vụn sau 30 phút dưới sự tác động của vi sinh vật phân hủy và dòng nước trong ao. Các mảnh vỡ của phân tạo thành kích cỡ hạt đường kính cực nhỏ từ 1- 30 micromet nổi lơ lửng trong nước không thể lắng chiếm 30%. Và 70% các hạt có kích cỡ > 30 micromet có thể chìm dưới đáy. Các hạt lớn chìm dưới đáy tiếp tục bị phân hủy và phân cắt thành những hạt nhỏ lơ lững trong nước tiếp tục nếu không được loại bỏ.

Thức ăn tôm

 

Thức ăn cho tôm thông thường chiếm 900g vật chất khô (DM) và 100g là nước vì độ ẩm chiếm 10%. Khi tôm ăn hết thức ăn tiêu hóa khoảng 60- 70% và hấp thụ xây dựng cơ thể khoảng 25-30%.

thức ăn nuôi tôm

Chất thải rắn (phân của tôm) bài tiết không được tiêu hóa thải ra môi trường nước dưới dạng là chuỗi dài có màng nhày bao bọc lắng động trên nền đáy ao nuôi.

Các tác nhân khác

Đất từ bờ ao bị rửa trôi, xác chết của phiêu sinh vật, khoáng chất và các chất lơ lửng do nguồn nước cấp. Ngoài ra, chất hữu cơ lơ lửng trong ao nuôi tôm còn từ nguồn nước cấ. Hoặc do người nuôi không có ao lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi.

Thành phần dinh dưỡng (chất thải) của phân của tôm

Thông thường tôm thẻ chỉ tiêu hóa: 60 -70% vật chất khô, 80-85% protein và 80-85 % lipid và 25-30% phospho so với thức ăn. Chính vì vậy phân thải ra môi trường ao nuôi là: 30-40% vật chất khô, 15-20% protein, 15-20% lipid và 70-75% phospho so với thức ăn ban đầu.

Như vậy 1kg thức ăn với thành phần 35% protein thì thải ra dưới dạng phân tối thiểu chứa chất thải là: 270g chất lơ lửng (tương đương 9 lít bùn đặc); 63g Protein (10,1g ammonia); 7,2g Lipid; 9,5g Phospho và tương ứng COD = 383 g O2 .

Hậu quả của chất thải hữu cơ trong ao tôm

1. Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển

Khi lượng chất thải hữu cơ tích lũy nhiều sẽ là điều kiện để tảo độc phát triển. Lúc này, các loại tảo lam sẽ phát triển mạnh dần thay thế cho các loại tảo có lợi. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ao nuôi.

tảo độc ao nuôi tôm

2. Tích lũy khí độc trong ao nuôi

Chất thải hữu cơ trong ao tôm sẽ làm ra tăng nồng độ khí NH3, NO2 và H2S trong ao nuôi. NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy đạm có trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí. H2S sinh ra từ các chất thải hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.

Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi với nồng độ cao có thể gây độc và làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng. Dễ dàng nhận biết bằng đặc điểm có mùi trứng thối.

3. Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao

Hàm lượng oxy hòa tan có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi.

Khi chất lơ lửng phân hủy cần một lượng oxy hòa tan vừa đủ. Thế nhưng nếu ao có chất lơ lửng cao sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan. Nếu chủng vi sinh hiếu khí sử dụng oxy nhiều sẽ gây thiếu hụt oxy cho tôm. Khi nguồn oxy giảm sẽ hình thành khu vực yếm khí và sinh ra khí độc H2S gây hôi nước. Bùn đáy ao sẽ chuyển sang màu nâu đen. Khi đó các chủng vi khuẩn có hại vibrio sẽ bắt đầu phát triển mạnh và gây bệnh cho tôm.

4. Ô nhiễm môi trường

Nguồn chất thải hữu cơ trong ao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và ô nhiễm môi trường khi nước thải rò rỉ ra bên ngoài.

5. Gây bệnh cho tôm

Chất lượng nước không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi như giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém. Một số bệnh thường gặp trên tôm như: đen mang, mang tôm bị teo, mòn đuôi, cụt râu,…

Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, yếu dần, rồi chết nếu không khắc phục kịp thời.

Giải pháp xử lý chất lơ lửng trong ao tôm

Hiện nay, giải pháp đơn giản để xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi tôm là tiến hành thay nước và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ.

Một trong số các chủng vi sinh xử lý chất lơ lửng ao nuôi hiệu quả nhất hiện nay là chủng Bacillus subtillis. Đây là chủng có khả năng phân hủy chất lơ lửng rất nhanh. Đồng thời, chúng có khả năng tổng hợp được nhiều loại Enyzme để tăng khả năng hoạt động lên gấp nhiều lần.

Sản phẩm vi sinh PURE AQUA

Sản phẩm chứa 5 chủng vi khuẩn bacillus, mật độ 10 tỷ con/gr. Sử dụng 200gr pha với 20 lít nước sạch, sau đó để thoáng 30-60 phút để vi sinh phát triển mạnh. Tiến hành sục khí cũng là giải phát tốt để kích thích nhanh vi sinh hoạt hóa. Sau đó tạt đều lên bề mặt ao.

Vi sinh PURE AQUA xử lý chất lơ lửng trong ao tôm

200gr sử dụng được cho khoảng 2000-3500m3 nước ao. Thời gian sử dụng tốt nhất lúc trời nắng từ 9h00-17h00. Sử dụng với tần xuất 1 tuần/ 1 lần sử dụng vi sinh vừa xử lý chất lơ lửng là tốt nhất.

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ – Bottom – Pro

Bottom – Up là sản phẩm vi sinh được sử dụng xử lý chất lơ lửng trong ao tôm rất hữu hiệu. Giúp phân hủy thức ăn dư thừa đồng thời cải thiện vi sinh có lợi trong đáy ao. Đồng thời giúp giảm sự phát triển của các loại vi sinh và ký sinh trùng gây hại.

Hóa chất keo tụ PAC (poly aluminium chloride)

Hóa chất keo tụ PAC (poly aluminium chloride) có công thức là [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. S. Giúp loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ, vi khuẩn, virus gây bệnh có trong nước.

Hóa chất keo tụ PAC

PAC có chứa đến 28 – 32 % hàm lượng nhôm. Hóa chất PAC có 2 dạng bột và dạng lỏng, màu vàng chanh và màu vàng nâu. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Chú ý

Trong quá trình nuôi, bà con cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

  • Cải tạo ao thật kỹ trước khi nuôi thả bằng việc rắc vôi, phơi cạn đáy ao, loại bỏ giáp xác,….
  • Gia cố bờ chắc chắn và đặt hệ thống quạt nước phù hợp.
  • Cung cấp lượng thức ăn hàng ngày vừa phải. Nên chọn thức ăn chất lượng, cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất.
  • Để duy trì sự phát triển của các loại tảo có lợi thì bà con nên bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học và các loại phân.
  • Chọn nguồn nước cấp thích hợp, ít tạp chất, không có tảo và có độ mặn thấp.
  • Tiến hành xi phong đáy ao thường xuyên.

Khuyến cáo người nuôi nên lót bạt để hạn chế tình trạng tích tụ chất lơ lửng ao. Bên cạnh đó, cần đầu tư hệ thống ao lắng, ao lọc nước trước khi cấp nước vào ao nuôi. /.

Khánh Dung


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.