Thụy Sĩ: Pin nước dung tích 25 triệu m3 đã đi vào hoạt động

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2022 | 10:15:37 Sáng

Tờ Independent cho biết, dự án pin nước khổng lồ trị giá 2 tỷ euro nằm ở độ sâu 600 mét bên dưới dãy Alps (Thụy Sĩ) đã hoàn thành sau 14 năm xây dựng, có dung tích đến 25 triệu m3 đủ lớn để cung cấp điện cho 900.000 hộ gia đình cùng một lúc.

Thụy Sĩ: Pin nước dung tích 25 triệu m3 đã đi vào hoạt động
Dự án nhà máy thuỷ điện Nant de Drance được khởi công từ tháng 2/2006. Ảnh: ITN
Công trình pin nước dưới lòng đất của nhà máy thủy điện Nant de Drance với 6 tuabin để đưa nước từ bể chứa Emosson lên bể chứa cao hơn Emosson Vieux trong trường hợp sản xuất thừa điện.
Cơ chế hoạt động của pin nước là dùng tương tác dòng nước giữa hai bể chứa riêng biệt nằm ở độ cao khác nhau. Khi sản xuất điện tăng cao, điện dư thừa được sử dụng để chuyển nước từ bể thấp hơn lên bể cao hơn. Khi nhu cầu điện tăng, nước ở độ cao lớn hơn được giải phóng. Nước đổ xuống bể thấp hơn, chảy qua turbine sản xuất điện giúp cung cấp điện trong mạng lưới.
Dự án có công suất lưu trữ lên đến 20 triệu kWh tương đương 400.000 ắc quy xe hơi, loại pin này có thể tích trữ năng lượng sản xuất dư thừa từ các nguồn tái tạo để sử dụng trong tương lai, do đó giúp ổn định lưới điện quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. 
Đây là một trong số những nhà máy thủy điện trữ nước lớn nhất châu Âu. Toàn bộ nhà máy thủy điện được xây dựng dưới lòng đất để bảo vệ phong cảnh núi non tại đây.

Tùng Lâm


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường


  •  
Các tin khác

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.