Phân tích nước thải để xác định tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/8/2022 | 8:57:06 Sáng

Các nhà khoa học ở trường Đại học Dược Hà Nội đã lần đầu tiên sử dụng phương pháp dịch tễ học dựa trên nước thải (Wastewater-based epidemiology - WBE) để theo dõi những thay đổi về tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam.

Phân tích nước thải để xác định tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam
Ảnh minh hoạ. ITN
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy các mẫu nước thải tại 2 địa điểm dọc theo kênh nước thải ở Hà Nội trong 3 thời điểm: tháng 9/2018, tháng 12/2018 đến tháng 1/2019 và tháng 12/2019 đến tháng 1/2020. Kết quả cho thấy, nồng độ cotinine dao động từ 0,73 μg/L đến 3,83 μg/L; nồng độ 3-hydroxycotinine dao động từ từ 1,09 μg/L đến 5,07 μg/L; nicotine dao động từ 0,97 μg/L đến 9,90 μg/L. 
Dựa trên phân tích, các nhà khoa học ước tính, khối lượng trung bình của cotinine là 0,45 ± 0,09 mg/ngày/người, tương ứng với mức tiêu thụ nicotine hằng ngày là 1,28 ± 0,25 mg/ngày/người. Dữ liệu nghiên cứu không cho thấy xu hướng thay đổi theo tuần nào trong cả 3 giai đoạn.
Kết quả nghiên cứu trên vừa được công bố trong bài báo "Assessing changes in nicotine consumption over two years in a population of Hanoi by wastewater analysis with benchmarking biomarkers" trên tạp chí Science of The Total Environment.
Do kết quả uớc tính WBE về tỷ lệ hút thuốc lá thấp hơn một chút so với dữ liệu khảo sát, các tác giả cho rằng cần cải tiến hơn nữa phương pháp WBE để nâng cao độ chính xác của kết quả phân tích trong điều kiện cơ sở hạ tầng thoát nước của Việt Nam.

Bắc Lãm (T/h)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường


  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.