Xử lý chất thải y tế bằng công nghệ plasma: nhiều ưu điểm

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/9/2022 | 9:36:27 Sáng

Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ VinIT (Hà Nội) đã nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ plasma, dễ sử dụng, chi phí vận hành thấp, hiệu quả cao, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế.

Thống kê từ Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP HCM (CESTI) tại Việt Nam hiện nay, sáng chế của các nhà khoa học trong nước về xử lý chất thải y tế chủ yếu tập trung vào công nghệ đốt (13 sáng chế); số lượng sáng chế liên quan đến công nghệ khác như hấp nhiệt, plasma, chiếu xạ còn rất ít.
Theo các chuyên gia môi trường công nghệ đốt đối với chất thải y tế hiện nay là nguồn chính phát sinh ra khí dioxin và furan, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Xử lý chất thải y tế bằng công nghệ plasma: nhiều ưu điểm - Ảnh 1
Quy trình xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ plasma của Viện Công nghệ VinIT (Hà Nội)
Các chất thải rắn y tế như các loại kim tiêm, bông băng nhiễm hóa chất, mô và các loại dịch, kim loại nặng … cần được xử lý ở nhiệt độ cao trên 1200oC. Trong khi các phương pháp đốt thông thường (dưới 850oC) khó tiêu hủy triệt để dẫn đến phát tán thủy ngân vào không khí hoặc nguồn nước.
GS-TS Nguyễn Quốc Sỹ cho biết, nhóm nghiên cứu của VinIT đã nghiên cứu thiết kế thành công hệ thống xử lý chất thải rắn y tế sử dụng lò phản ứng plasma, với kết cấu lò đứng và các đầu phát chuyên dụng plasma xoay chiều 3 pha 400kW có tuổi thọ cao. Nhờ nguồn nhiệt độ cao của dòng plasma (7000 – 10000oC) nên giúp tiêu hủy triệt để chất thải rắn y tế, trong đó có các chất thải bền vững về nhiệt mà không tạo ra các loại khí thải độc hại như dioxin và furan.
Ưu điểm của hệ thống này là hàm lượng tro bụi và xỉ thải vào môi trường thấp. Xỉ ở dạng thủy tinh có thể chôn lấp và lưu giữ lâu dài mà không ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra, chất thải rắn y tế bị thủy tinh hóa có thể lưu giữ ở dạng vật thể rắn dùng làm tấm đá kè đường, kè bở biển.
Cùng nghiên cứu về công nghệ plasma, PGS-TS Trần Ngọc Đảm (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM) cho hay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã thực hiện thành công công nghệ plasma để xử lý nước thải y tế với một hệ thống nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng.
Xử lý chất thải y tế bằng công nghệ plasma: nhiều ưu điểm - Ảnh 2
Đại diện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM giới thiệu giải pháp ứng dụng công nghệ plasma để xử lý nước thải y tế.
Hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ plasma tiết kiệm năng lượng, hoàn toàn tự động, không sử dụng hóa chất, không mùi hôi; chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng thấp, hiệu quả xử lý cao.
"Trong môi trường plasma giàu chất oxy hóa bậc cao, các hóa chất độc hại, kháng sinh, hóa chất xét nghiệm, mùi hôi... tồn tại ở dạng vòng benzen cũng dễ dàng bị phân hủy, vì vậy làm sạch các chất hóa học có trong nước thải y tế" - PGS-TS Trần Ngọc Đảm giải thích.
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ plasma của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM bước đầu đã được triển khai ở một số nơi cho các khách hàng là các phòng khám, thẩm mỹ viện, phòng thí nghiệm, trạm xăng, xưởng cơ khí, công ty phân bón, công ty hóa chất… tại các tỉnh, thành như Thanh Hóa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Tháp, Cần Thơ và TP HCM.


Nguồn NLĐ
  •  
Các tin khác

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, việc đổ rác có thể là một công việc dễ gây khó chịu vì những âm thanh inh ỏi của tiếng kẻng, tiếng còi báo.

10 giờ khẩn trương phối hợp với công an huyện Đa-Krông (Quảng Trị) để cứu hộ và phục hồi sức khỏe một cá thể Hổ Bengal trong tình trạng nguy cấp.

Tác động môi trường lớn nhất của việc sản xuất giấy vệ sinh xuất phát từ lượng điện khổng lồ mà các cơ sở sản xuất cần để làm nóng bột giấy, nước và hóa chất, sau đó làm khô cuộn giấy.

Hơn 2.000 người đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh (SCSE) lần thứ 11 diễn ra tại Đài Loan.