Ấn Độ: Mũ bảo hiểm có thể loại bỏ 80% chất ô nhiễm trong không khí

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/9/2022 | 9:30:42 Sáng

Mũ bảo hiểm của Shellios Technolabs giúp người lái xe môtô bảo vệ sức khỏe khi tham gia giao thông trên những con đường đầy ắp khói bụi.

Theo tin từ Reuters, Tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, một người đàn ông tên Rahul lái xe môtô len lỏi qua những con phố hỗn loạn ở  đội một chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt có gắn bộ lọc và một chiếc quạt ở phía sau. Mũ bảo hiểm lọc 80% chất ô nhiễm trong không khí
Mũ bảo hiểm lọc không khí của của công ty Shellios Technolabs. Ảnh: Internet

"Bạn hoàn toàn không cảm nhận được sự ô nhiễm ở ngoài trời khi đội chiếc mũ bảo hiểm này. Cảm giác như đang hít thở trong ngôi nhà của mình. Thực sự rất thoải mái", Rahul chia sẻ với Reuters.

Công ty phát triển Shellios Technolabs cho biết đây là mũ bảo hiểm đầu tiên thuộc loại này trên thế giới và các thử nghiệm cho thấy nó có thể loại bỏ hơn 80% chất ô nhiễm trong không khí.

Kỹ sư điện Amit Pathak, nhà sáng lập Shellios, lần đầu tiên sản xuất mũ bảo hiểm trong một tầng hầm vào năm 2016, sau khi ông đọc tin tức về không khí ô nhiễm đến mức ngột ngạt ở New Delhi do bụi, khí thải xe cộ và khói từ việc đốt chất thải công nghiệp ở các bang lân cận. Năm ngoái, Ấn Độ có 35 trong số 50 thành phố được xếp hạng ô nhiễm nhất thế giới.

 

Vào năm 2019, Pathak bắt đầu bán mũ bảo hiểm được trang bị màng lọc có thể thay thế và quạt chạy bằng pin sạc có thể hoạt động 6 giờ liên tục.

Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ ca ngợi sản phẩm mũ bảo hiểm của Shellios mang lại "luồng không khí trong lành cho người lái xe", trong khi các cơ quan nhà nước đã đầu tư hàng nghìn USD vào Shellios.

Pathak nhìn thấy một "thị trường khổng lồ" ở Ấn Độ với nhu cầu hàng năm ước tính lên tới 30 triệu mũ bảo hiểm. Ông cho biết công ty cũng đã nhận được sự quan tâm từ các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.


Mai Châu (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.