Xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng vật liệu từ lá dứa

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2022 | 9:14:47 Sáng

PGS. TS Lê Thị Kim Phụng - Khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và cộng sự đã tìm ra cách xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng vật liệu được tổng hợp từ lá dứa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp tổng hợp thành công một dạng aerogel sinh học, là một loại vật liệu siêu nhẹ và xốp từ lá dứa và chitosan - một phụ phẩm từ vỏ tôm cua. Vật liệu mới có nhiều đặc tính nổi bật, đó là khối lượng siêu nhẹ (20 đến 30 mg/cm3), độ xốp cao (trên 97,5%), độ bền và khả năng chống chịu a xít cực mạnh (trong môi trường có độ pH là 3 thì vật liệu này chỉ mất đi dưới 12% khối lượng).
Cây dứa được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam
Cây dứa được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam
Kiểm tra vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét cho thấy, hàm lượng chitosan và độ pH của môi trường ảnh hưởng lên lên sự hấp phụ ô xít crôm một hợp chất vô cơ phổ biến, gây ô nhiễm môi trường bậc nhất trong môi trường nước và là nguyên nhân dẫn đến ung thư cũng như các đột biến di truyền ở người.
Mức độ hấp phụ ô xít crôm của vật liệu mới được đánh giá tương đương với vật liệu khung hữu cơ - kim loại chứa các-bon có giá thành cao hơn. Mặt khác, năng lực hấp thụ của aerogel sinh học này vẫn được lưu giữ tới trên 75% sau 6 chu kỳ hấp thụ dung dịch kiềm natri hydroxide (NaOH).
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học mở ra hy vọng mới về giải pháp chống ô nhiễm môi trường nước hiệu quả và thân thiện với môi trường trong tương lai. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Separation and Purification Technology.


Lâm Hà



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, việc đổ rác có thể là một công việc dễ gây khó chịu vì những âm thanh inh ỏi của tiếng kẻng, tiếng còi báo.

10 giờ khẩn trương phối hợp với công an huyện Đa-Krông (Quảng Trị) để cứu hộ và phục hồi sức khỏe một cá thể Hổ Bengal trong tình trạng nguy cấp.

Tác động môi trường lớn nhất của việc sản xuất giấy vệ sinh xuất phát từ lượng điện khổng lồ mà các cơ sở sản xuất cần để làm nóng bột giấy, nước và hóa chất, sau đó làm khô cuộn giấy.

Hơn 2.000 người đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh (SCSE) lần thứ 11 diễn ra tại Đài Loan.