Tấm ốp thân thiện với môi trường và chống cháy được làm bằng thủy tinh tái chế

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/3/2023 | 4:49:44 Chiều

Thủy tinh dù được biết là có thể tái chế hoàn toàn, nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho rằng chỉ khoảng một phần ba khối lượng thủy tinh sau tiêu dùng thực sự được tái chế. Một loại tấm ốp mới làm bằng thủy tinh dùng trong lĩnh vực xây dựng có thể giúp làm tăng con số đó.

Không giống như vách ngăn, được áp trực tiếp vào bề mặt bên ngoài của tòa nhà, tấm ốp sẽ tạo ra một khe hở hẹp giữa tấm ốp và tường. Ngoài những ưu điểm khác, tấm ốp giúp các tòa nhà giữ nhiệt, chống nước mưa, ngăn chặn tiếng ồn xung quanh và thường trông đẹp mắt hơn.

Ảnh: Internet
Tấm ốp mới là sản phẩm do nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT của Ôxtrâylia phát triển, được tạo thành từ 83% thủy tinh mờ, thông thường sẽ được đưa đến bãi chôn lấp. Các thành phần khác của tấm ốp bao gồm chất kết dính polime và phụ gia chống cháy.
Những chất kết dính này rất quan trọng vì chúng làm cho tấm ốp cứng hơn nhiều so với các vật liệu ốp hoàn toàn bằng thủy tinh được chế tạo trước đây vốn có xu hướng bị giòn. Các chất chống cháy rõ ràng cũng khá quan trọng, đặc biệt là thực tế nếu tấm ốp bắt lửa, khoảng cách giữa tấm ốp và tòa nhà sẽ giống như một ống khói, khiến đám cháy trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, tấm ốp kính tái chế có giá thành rẻ, chống nước và đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc. Sản phẩm này hiện đang được thương mại hóa thông qua quan hệ đối tác với công ty công nghệ vật liệu Livefield.
PGS. Dilan Robert, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: "Bằng cách sử dụng khối lượng lớn thủy tinh tái chế để sản xuất các tấm ốp tòa nhà, đồng thời đảm bảo chúng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cháy nổ và các tiêu chuẩn khác, chúng tôi đang giúp tìm ra giải pháp cho thách thức rác thải rất thực tế. Tái sử dụng thủy tinh, đáng lẽ cần được chôn lấp, sẽ mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội".
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Construction and Building Materials.



Nguồn Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.