Thuỵ Điển: Phà điện tự lái đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2023 | 5:01:28 Chiều

Phà điện tự lái MF Estelle bắt đầu chạy hôm 8/6, biến Stockholm trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ này.

Ngày 8/6, Thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng phà điện tự lái. Phà MF Estelle đã bắt đầu ra khơi tại thành phố Stockholm.

Từ ngày 12/6 tới, phà MF Estelle sẽ bắt đầu chở khách trên các chặng ngắn giữa các đảo ở Stockholm. Một thuyền trưởng giám sát chiếc phà tự lái mà không cần chạm vào bộ phận điều khiển.

Mục tiêu là khiến MF Estelle cuối cùng có thể "hoàn toàn tự chủ" mà không cần người giám sát đứng trên phà, theo Stein Andre Herigstad-Olsen, CEO của công ty vận chuyển Torghatten (Na Uy). Herigstad-Olsen cho biết, hệ thống hiện đã có thể "quan sát như một thuyền trưởng".

tm-img-alt
Phà MF Estelle. (Nguồn: AFP)

Công ty Torghatten (Na Uy) - vận hành phà MF Estelle, đặt mục tiêu cuối cùng là đưa vào hoạt động chiếc phà hoàn toàn tự chủ mà không cần người giám sát trên phà.

 

Giám đốc phụ trách điều hành công ty, ông Erik Nilsson cho biết phà được trang bị radar, máy ảnh, hệ thống siêu âm và cảm biến laser, tổng hợp dữ liệu để điều khiển hướng đi của phà. Nếu phà chuyển hướng hoặc gặp cano, hệ thống phát hiện nhanh chỉ trong chưa đầy 1 giây và cập nhật hành trình theo đó.

MF Estelle dài 10 m, trị giá 1,6 triệu USD và chở được 30 hành khách, mỗi vé có giá khoảng 3 USD. Chuyến phà được kỳ vọng sẽ giúp khuyến khích người Thụy Điển đi bộ hoặc đạp xe đi làm thay vì ngồi ôtô. Nó cũng chứng minh công nghệ tự hành, mở đường cho phương thức vận chuyển hàng hải bền vững và hiệu quả trong tương lai.

Phà MF Estelle nằm trong dự án hợp tác công-tư và được EU tài trợ một phần nhằm tạo ra những phương tiện giao thông bền vững trong đô thị và khuyến khích cộng đồng thực hiện lối sống xanh.


An Đông (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

VIETWATER 2023 và WETV2023 sẽ tập trung đem đến các giải pháp hướng đến sự bền vững trong lĩnh vực nước, xử lý nước thải, chất thải, nhất là vấn đề an ninh nước và môi trường nói chung.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có khoảng hơn 5 tỷ máy điều hòa không khí trên khắp hành tinh vào năm 2050. Vấn đề đáng quan tâm là trong khi làm mát cho mọi người thì máy điều hòa không khí cũng trở thành tác nhân khiến Trái đất nóng lên.

Sau thành công ngoài sức mong đợi của tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3, ngày 2/9, Ấn Độ sẽ phóng một đài quan sát mặt trời có tên Aditya-L1 vào không gian.

Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được xem là nguồn gây ô nhiễm. Bụi gỗ chủ yếu phát sinh từ các công đoạn và quy trình cưa, xẻ gỗ tạo phôi cho các chi tiết mộc, rọc, xẻ, phay, bào, khoan, chà nhám… Bụi gỗ không chỉ vô cùng độc hại cho sức khỏe người lao động, cho môi trường xung quanh mà còn là tác nhân gây hư hỏng cho các trang thiết bị khác. Chính vì vậy, việc lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý bụi gỗ là một quy trình cần thiết và bắt buộc trong sản xuất gỗ.