Tái sử dụng nước thải để phủ xanh sa mạc tại Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/4/2020 | 10:14:08 Sáng

Thành phố Altay (khu tự trị Tân Cương) tận dụng nguồn nước thải đô thị để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc.

Chú thích ảnh
Để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc, thành phố Altay đã chuyển hướng tận dụng những nguồn nước thải đô thị. Ảnh: Xinhua

Khi thời tiết ngày càng ấm lên trên thành phố Altay thuộc khu tự trị Tân Cương, miền Tây Bắc Trung Quốc, người làm rừng Song Shaojian lại đưa nhóm lao động của ông vào rừng để dọn dẹp các mương dẫn nước bị lá và cây cỏ chặn dòng, chuẩn bị cho vụ tưới tiêu mùa Xuân. Nếu không phải người ở đây, ít người có thể biết rằng 8 năm trước, ở vị trí cánh rừng này là một sa mạc. Ông Song cho biết trong cánh rừng này cỏ bụi rất hiếm chỉ có các cây thân gỗ vì nơi này rất khan hiếm nước.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước và phủ xanh sa mạc, thành phố Altay, với 100.000 dân, đã chuyển hướng tận dụng những nguồn nước thải đô thị. Năm 2012, chính quyền địa phương cho xây một đập có sức chứa 5,19 triệu m3 nước đã qua xử lý, lấy từ nguồn nước thải đô thị của thành phố. Nước thải được xử lý với quy trình bài bản, đáp ứng tiêu chuẩn tưới tiêu sẽ được dẫn vào đập chứa này thông qua hệ thống ống dẫn, sau đó được đưa tới tưới cho các cây trồng và khôi phục hệ sinh thái. Mùa Đông nước thải đã qua xử lý được tích trữ để chuẩn bị cho tưới tiêu mùa Xuân và mùa Hè. Đây được cho là cách tái sử dụng nước thải đô thị để phủ xanh các sa mạc một cách bền vững,

Nhờ dự án này, hơn 330 ha cây gỗ dương đã được trồng trong khu vực từ năm 2012 đến 2015. Và cũng nhờ dự án này, những người như ông Song có công việc làm rừng ổn định.

Để giúp cây phát triển tốt hơn, những người làm rừng đều vào rừng mỗi ngày để dọn dẹp các kênh mương, khơi thông các ống dẫn nước để tưới tiêu hiệu quả. Họ cũng có nhiệm vụ quan sát tình trạng phát triển của cây để xử lý kịp thời khi cây bị sâu bọ hay bệnh tật. Nhờ đó, hệ sinh thái của sa mạc này đã được cải thiện một cách ngoạn mục. Khí hậu khu vực được cải thiện, trong lành và mát mẻ hơn, không còn cái nóng thiêu đốt hay những đợt gió mạnh như cách đây 8 năm.

Năm 2016, chính quyền địa phương cũng cho xây dựng một cơ sở ươm cây trồng để thúc đẩy mạnh mẽ các dự án phủ xanh sa mạc. Cho tới nay, hơn 860 ha cây xanh đã được trồng tại sa mạc này.

Theo LÊ ÁNH/TTXVN

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.