Trăm nghìn tấn nước bốc hơi, tạo thành hiện tượng 'sông trời' gây mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/7/2020 | 4:49:30 Chiều

Theo các chuyên gia, nguyên nhân mưa lũ cực đoan ở Trung Quốc năm nay xuất phát từ hiện tượng được gọi là sông trời ở Ấn Độ Dương.

Mưa lũ lịch sử đã gây ra 2 đợt lũ lớn trên sông Dương Tử và nhiều con sông khác ở Trung Quốc, khiến ít nhất 141 người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế lên tới 12 tỷ USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân mưa lũ cực đoan ở Trung Quốc năm nay xuất phát từ hiện tượng được gọi là sông trời ở Ấn Độ Dương.

Hiện tượng

Hiện tượng "sông trời”. (ảnh: News Week).

Hisashi Nakamura – giáo sư tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) – cho rằng, nhiệt độ cao kéo dài trên mặt biển Ấn Độ Dương đã tạo ra những luồng khí nóng cực lớn. Dòng khí này sau đó di chuyển về khu vực biển Philippines, tích tụ thêm nhiều hơi ẩm và gây mưa lớn cho khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Hiện tượng này được giới khoa học gọi là "sông khí quyển” hay "sông trời”. Ông Kazuhisa Tsuboki – chuyên gia khí tượng từ Đại học Nagoya – cho biết, một "sông trời” dài khoảng 500km có thể làm bốc hơi từ 500.000 đến 600.000 tấn nước/giây từ Ấn Độ Dương và Biển Đông, gây ra những trận mưa cực lớn.

Hôm 20/7, Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cũng tổ chức buổi hội thảo về nguyên nhân của hiện tượng mưa lớn bất thường năm nay.

Siêu đập Tam Hiệp của Trung Quốc đối mặt thách thức lớn do thời tiết cực đoan.Siêu đập Tam Hiệp của Trung Quốc đối mặt thách thức lớn do thời tiết cực đoan. (ảnh: Xinhua).

Các chuyên gia tham gia hội thảo cho rằng, El Nino là nguyên nhân khiến thời tiết diễn biến bất thường, gây ra mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc. Cụ thể, nhiệt độ nước biển ở khu vực Ấn Độ Dương tăng lên nhanh chóng, gây ra hiện tượng "sông trời”. Sau khi kết hợp với gió mùa mùa hè ở Biển Đông, những đám mây mang hơi nước di chuyển vào lưu vực sông Dương Tử và gây mưa cực lớn. 

"Sông trời” hình thành một dải mây lớn và dày đặc. So về chiều rộng và độ dài thì nó như một con sông lớn vắt ngang trời, mang theo lượng hơi nước lớn hơn mây thông thường gấp nhiều lần.

Trong khi nhiều tỉnh thành phía Nam Trung Quốc đang khốn khổ vì ngập lụt, hôm 19/7, thành phố Thẩm Dương, Liêu Ninh phải bắn 180 hỏa tiễn gây mưa nhân tạo nhằm đối phó hạn hán.

Hiện tượng Hiện tượng "sông trời” gây ra những trận mưa cực lớn. (ảnh minh họa: Reuters).

Yu Yong - Phó Giám đốc Cục Khí tượng Trung Quốc - cho biết, mùa mưa năm nay ở Trung Quốc tới sớm, kéo dài và thường xảy ra các trận mưa lớn kỷ lục.

Theo ông Yu Yong, do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan, khu vực trung lưu, hạ lưu sông Dương Tử, Thái Hồ, hồ Bà Dương, hồ Động Đình sẽ tiếp tục chứng kiến mực nước dâng cao. Dự báo trong thời gian tới, sông Dương Tử có thể tiếp tục đón thêm các đợt lũ mới.

Ông Yu Yong nói thêm rằng, sau khi kết thúc mùa mưa lũ, khu vực phía Nam Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn nắng nóng gay gắt.

Vương Nam/Dân Việt

  •  
Các tin khác

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.