Nga chế tạo máy bay không người lái để nghiên cứu các khu vực ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/8/2021 | 11:22:10 Sáng

Nga đã chế tạo loại máy bay không người lái (UAV) để nghiên cứu các khu vực bị ô nhiễm. Theo đó, UAV dạng module có khả năng phân tích ô nhiễm phóng xạ và hóa chất, từ đó Nga có thể sử dụng UAV trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Theo tài liệu của Viện sở hữu công nghiệp Liên bang Nga, Học viện quân sự của Lực lượng tên lửa chiến lược Pyotr Đại đế đã được cấp bằng sáng chế cho phát triển trên. Trong bằng sáng chế đã miêu tả về loại UAV cất cánh và hạ cánh kiểu thẳng đứng này. Máy bay này có khả năng hạ cánh trên bề mặt cứng và trên mặt nước. Phần cánh quạt kéo của máy bay không người lái được thiết kế đảm bảo độ tin cậy, cho phép sử dụng UAV trong các điều kiện khắc nghiệt.
UAV gồm phần thân, trên trục trung tâm được gắn hai module kín gắn động cơ. Cấu trúc này được liên kết với khung để tạo thành một hình dạng khí động học. Bên trên và bên dưới UAV có lắp đặt các lưới bảo vệ để tránh làm hỏng các cánh quạt. Phần khung UAV được làm bằng nhựa có độ bền cao để tiết kiệm trọng lượng. Phần lưới có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc bên dưới UVA là một module phần cứng kín với hệ thống định vị và phức hợp để thu thập và phân tích thông tin. Điều này cho phép UAV được sử dụng trong rừng, không gian nhỏ và núi nơi có nguy cơ va chạm.
UAV có khả năng tải trọng cho phép lắp đặt các thiết bị khác nhau để giám sát ô nhiễm phóng xạ và hóa chất, thay đổi bộ cảm biến dựa trên các điều kiện khác nhau. UAV này có thể xác định tọa độ phát xạ các chất độc hại và phân tích sự phá hủy của các đối tượng bị ảnh hưởng. Còn các cảm biến quang học của máy bay sẽ đảm bảo việc tìm kiếm những người mất tích vào cả ban ngày lẫn ban đêm, trong cả những điều kiện thời tiết bất lợi. /.

Nguồn baotintuc.vn

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.