Công bố Quốc tế lĩnh vực môi trường số 9

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2021 | 1:58:34 Chiều

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp Thư viện Khoa học và Công nghệ quốc gia công các bài báo giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học mới nhất trên thế giới về lĩnh vực môi trường.

Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy bởi Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (NASATI) đã mua quyền truy cập toàn văn các bài báo giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học và công nghệ có chỉ số Impact Factor (hệ số ảnh hưởng) cao trên thế giới như: CSDL ScienceDirect, CSDL SpringerNature…
Trong đó, các bài nghiên cứu khoa học về môi trường là một trong những lĩnh vực NASATI ưu tiên mua liên tục trong nhiều năm qua.
ScienceDirect là nguồn thông tin thiết yếu đối với công tác nghiên cứu và đào tạo. Đây là bộ sưu tập toàn văn bao gồm các tài liệu khoa học quan trọng với nhiều tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao. Bộ cơ sở dữ liệu quý giá này là sản phẩm Elsevier, một công ty lớn nhất thế giới về cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật và y tế, môi trường… ScienceDirect hiện nay có hơn 9 triệu bài viết toàn văn và mỗi năm tăng thêm ½ triệu bài, bao quát 24 lĩnh vực khoa học và công nghệ. Số tạp chí được phản biện lên tới hơn 2.500 đầu tên.
Springer Nature là một trong các nguồn tin điện tử hàng đầu thế giới, chứa các ấn phẩm của nhà xuất bản Springer, bao gồm hơn 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực như: các ngành kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, y học, môi trường…Các tạp chí được xếp theo các sưu tập chuyên đề, giúp tra cứu dễ dàng.
Bạn đọc có thể xem toàn văn hơn 44.000 cuốn sách do nhà xuất bản Springer xuất bản từ năm 1968 đến nay mà NASATI đã mua quyền truy cập.Danh sách các bài viết khoa học quốc tế mới nhất do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cập nhật mỗi tuần một lần là cơ sở dữ liệu rất bổ ích đối với các nhà khoa học, cán bộ quản lý, sinh viên và bạn đọc quan tâm lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong số này, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu tới quý độc giả những nội dung chính như sau:
Về quản lý môi trường
– Đánh giá tổng hợp vi nhựa trong môi trường nước: các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích và ý nghĩa môi trường
– Chuỗi giá trị toàn cầu, tiến bộ công nghệ và ô nhiễm môi trường
– Đánh giá tính dễ bị tổn thương nitrat ở độ phân giải cao
Về môi trường đô thị
– Quản lý tài nguyên nước đô thị để lập kế hoạch môi trường bền vững bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo
– Cấu hình không gian xanh và tác động của nó đến hành vi của con người và môi trường đô thị
– Đánh giá mức phát thải amoniac từ các phương tiện đang sử dụng bằng thử nghiệm viễn thám trên đường
– Tác động của hình thái đô thị đối với năng lượng xây dựng và hiệu quả chi phí ở các vùng ôn đới
– Phân tích không-thời gian về sinh lý con người để quy hoạch đô thị
– Lập bản đồ lớp phủ đất của môi trường đô thị sử dụng dữ liệu LiDAR đa diện trong điều kiện mất cân bằng dữ liệuVề môi trường khu công nghiệp­
– Động lực thực hiện chính sách dài hạn về Chuyển đổi sinh thái các khu công nghiệp ở Trung Quốc
– Năng lượng phi tập trung và các mô hình đánh giá hiệu suất
– Đánh giá rủi ro và tác động độc hại sinh thái của nước rỉ rác chiết xuất từ đất khu công nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc
– Khám phá lượng khí thải carbon dựa trên tiêu dùng của các thành phố công nghiệp ở Trung Quốc
– Xử lý cơ kim loại nặng: quy trình, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng.
Xin trân trọng giới thiệu nội dung tóm tắt các công bố Quốc tế lĩnh vực môi trường mới nhất. Nếu bạn đọc có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ thông tin để có thể xem toàn văn bài báo khoa học mà mình cần.
Vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Email: banbientapmoitruongdothi@gmail.com
Hotline : 0912 345 014


Nguồn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 14-2024.

Loại nhựa mới được phát triển từ axit polylactic (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía và ngô, có độ bền cao, đặc biệt phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước biển.

Nhằm chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực giám sát rạn san hô tại Việt Nam, Viện Khoa học biển Úc (AIMS) và Viện Hải dương (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn trong 13 ngày, từ 1/4 đến 13/04/2024 tại Viện Hải dương học.

Ngày 12/04/2024, Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.