Đào tạo Vận hành và bảo dưỡng mạng lưới thoát nước tại Huế

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2016 | 4:45:22 Chiều

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các đơn vị hội viên khu vực miền Trung, ngày 14 - 15/11/2016 với sự hỗ trợ của Chương trình Quảng lý nước thải và chất thải rắn GIZ - WMP, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức lớp đào tạo Vận hành và bảo dưỡng mạng lưới thoát nước. Đây là chuyên đề thứ 7 trong 11 chuyên đề của Kế hoạch đào tạo về Quản lý nước thải dành cho các hội viên Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Lớp học được tổ chức tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế.

Lễ Khai giảng có đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế, ông Nguyễn Văn Tươi - Phó Ban Đào tạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, bà Phạm Thị Vân Lan - Điều phối Chương trình đào tạo Quản lý nước thải GIZ-WMP cùng các khách mời, các giảng viên và đông đủ các học viên lớp học tham dự.

Lớp đào tạo thu hút 37 học viên là các Phó giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, đội phó, nhân viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thanh tra đến từ 4 công ty hội viên khu vực miền Trung tham gia. Trong đó có: Công ty CP Môi trường đô thị Quy nhơn, Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Huế, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi, Công ty Thoát nước & XLNT Đà Nẵng.

3 Giảng viên của lớp chuyên đề lần này là Phan Lê Minh Hoàng, Đào Duy Khơi và Nguyễn Văn Nam.Đó là các giảng viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo giảng viên nguồn TOT của Hội Cấp thoát nước Việt Nam phối hợp với GIZ-WMP tổ chức.

Lớp học diễn ra trong 2 ngày đầy hào hứng với các nội dung cụ thể cho các vấn đề Tổng quan về hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải; Công tác an toàn lao động trong vận hành mạng lưới thoát nước; Những vấn đề thường gặp khi vận hành mạng lưới thoát nước; Quy trình công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng mạng lưới thoát nước; Vận hành, bảo dưỡng MLTN ngoài thực địa. Đặc biệt khi tham gia lớp đào tạo, học viên sẽ có kỹ năng lập kế hoạch vận hành, bảo dưỡng mạng lưới thoát nước.

Với sự chuẩn bị chu đáo của các cán bộ đào tạo, cách dẫn dắt lôi cuốn của giảng viên và không khí tham gia học tập vô cùng sôi nổi, chủ động của học viên, lớp đào tạo lần này đã một lần nữa chứng minh phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm là hoàn toàn đúng đắn và đạt hiệu quả cao.

Tổng kết lớp học, các học viên đã được trao chứng nhận tham gia chuyên đề đào tạo lần này. Tất cả các học viên đều đánh giá rất cao nội dung và phương pháp giảng dậy của lớp học cũng như những kiến thức bổ ích, thiết thực mà lớp học mang lại và mong muốn được tiếp tục tham gia các lớp đào tạo, tập huấn tương tự do Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức.

Hà Thắm

Ảnh: Phạm Vân Lan

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.