Nạo vét kênh mương - Nghề không dành cho người sợ khổ

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/9/2021 | 11:27:13 Sáng

Một công việc đầy nặng nhọc đối với nghề vệ sinh môi trường, thoát nước. Đây là những người góp phần không nhỏ cho sự sạch đẹp của môi trường Thủ đô.

Họ, những công nhân môi trường, thoát nước Hà Nội, có nhiệm vụ nạo vét, thu gom rác thải rắn mà người dân xả xuống lòng sông Tô Lịch. Ảnh Hoàng Như Thính
Một công việc đầy nặng nhọc đối với nghề vệ sinh môi trường, thoát nước. Đây là những người góp phần không nhỏ cho sự sạch đẹp của môi trường Thủ đô. Ảnh Hoàng Như Thính
Sáng vớt lên thuyền, chiều vớt lên thuyền, ngày nào cũng vớt và ngày nào cũng có, thậm chí ngày sau nhiều hơn ngày trước. Ảnh Đào Quang Minh
Không hiểu bùn, rác ở đâu ra mà nhiều như thế?. Đó là lời chia sẻ đầy trăn trở của một công nhân môi trường, thoát nước Hà Nội về công việc nạo vét, thu gom bùn, rác thải trên lòng sông Tô Lịch. Ảnh Đào Quang Minh
Từ lâu, sông Tô Lịch vắt ngang qua lòng thành phố Hà Nội đã biến thành dòng sông chết khi phải tiếp nhận phần lớn lượng nước thải sinh hoạt của thành phố. Ảnh Đào Quang Minh
Không chỉ bị ô nhiễm nặng nguồn nước, sông Tô Lịch còn đang phải hứng chịu một lượng lớn bùn thải, rác thải rắn do những người dân thiếu ý thức vứt xuống lòng sông dẫn đến nguy cơ tắc dòng chảy và ô nhiễm ngày càng nặng. Ảnh Hoàng Như Thính
Để cứu vớt dòng sông Tô Lịch, những người công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường Thủ đô ngày ngày vẫn miệt mài nạo vét, thu gom bùn và rác thải. Ảnh Đào Quang Minh
Hình ảnh về những người công nhân miệt mài nạo vét bùn lên chiếc thuyền dưới lòng sông ô nhiễm, bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Ảnh Đào Quang Minh
Trên chiếc thuyền nhỏ bất kể trời nắng hay mưa cứ từ 7h30 đến 11h30 sáng và chiều từ 1h30 đến 4h30 các anh chị công nhân môi trường, thoát nước Thủ đô lại bắt đầu công việc thầm lặng của mình và chỉ kết thúc vào khi đã đầy một thuyền rác. Ảnh Đào Quang Minh
Nghề nạo vét kênh mương, thu gom rác thải không bao giờ là công việc nhẹ nhàng, trên bờ đã vậy dưới nước thì lại càng khó khăn hơn. Ảnh Đào Quang Minh
Công việc của họ hàng ngày tiếp xúc với dòng sông ô nhiễm, nhất là khi trở trời nước sông bốc mùi vô cùng khó chịu. Ảnh Đào Quang Minh
Không chỉ vất vả, nặng nhọc mà công việc của công nhân nạo vét kênh mương trên sông còn chứa đựng nhiều nguy hiểm, rủi do. Ảnh Đào Quang Minh
Những thanh sắc thép, mảnh vỡ mảnh sành được vứt xuống lòng sông có thể gây trấn thương nguy hiểm. Hay nhiều công nhân sơ ý để nước sông bắn vào mắt mà không kíp thời sửa bằng nước sạch, cũng gây những tổn thương cho mắt. Đó là những tai nạn luôn thường trực với những người làm nghề nạo vét kênh mương. Ảnh Đào Quang Minh



Khó khăn là thế song những người công nhân nạo vét kênh mương, thu gom rác thải trên sông Tô Lịch vẫn ngày ngày cần mẫn với công việc của mình, đóng góp thầm lặng cho dòng sông Tô Lịch trở nên sạch đẹp mỗi ngày... Ảnh Đào Quang Minh

Khánh Dung
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.