Làm thế nào để duy trì và phát huy hoạt động, năng lực của các Giảng viên nguồn

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2016 | 8:55:59 Sáng

Đó là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại buổi học cuối cùng của khóa Đào tạo giảng viên nguồn về Tài chính và quản lý tài sản (SW2). SW2 là một phần trong Dự án Đào tạo Giảng viên nguồn về Quản lý nước thải được thực hiện bời Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Chương trình Quản lý nước thải và chất thải rắn (GIZ-WMP).

Clip ghi lại hoạt động của SW2

SW2 được tổ chức từ ngày 23 - 25/11/2016 tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC). 

Tham gia SW2 có 13 giảng viên nguồn với sự dẫn dắt của giảng viên Mostafabiad - Chuyên gia đến từ tổ chức Margraf International. Cũng như SW1, trong không khí sôi nổi và tự chủ hoàn toàn của học viên, SW2 được tổ chức giống như những buổi hội thảo trao đổi các thông tin, kinh nghiêm giữa giảng viên và học viên và giữa các học viên với nhau nhằm hoàn thiện nội dung của chuyên đề quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản và tính toán chi phí giá thoát nước và cũng là bước thực hành giảng dạy bước đầu cho các giảng viên nguồn.

Điểm thuận lợi là SW2 diễn ra ngay sau Lớp đào tạo Tính giá dịch vụ thoát nước & XLNT cho các đơn vị Khu vực miền Trung được tổ chức thành công tại Đà Nẵng do chính một số giảng viên nguồn thực hiện. Do đó những kinh nghiệm trong việc thiết kế nội dung bài giảng, các câu hỏi thắc mắc của học viên, những thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế khi thực hiện giảng dạy về chuyên đề này đã được các giảng viên nguồn chia sẻ, cùng nhau thảo luận, đưa ra những biện pháp để khắc phục và hoàn thiện.

Đây cũng là lớp đào tạo cuối cùng trong chương trình Đào tạo giảng viên nguồn về quản lý nước thải do VWSA và GIZ-WMP phối hợp thực hiện. Vì vậy SW2 đã dành 1 buổi để thảo luận về vấn đề làm thế nào để duy trì và phát huy hoạt động cũng như năng lực của các giảng viên nguồn trong thời gian tới. Các kênh thông tin kết nối đã được đề xuất như thông qua website của Hội Cấp thoát nước Việt Nam và thông qua một số phương tiện thông tin khác, duy trì các cuộc họp, gặp gỡ định kỳ hoặc có thể đề xuất các hoạt động đào tạo tiếp theo khi cần cập nhật các thông tin về chính sách, công nghệ trong lĩnh vực quản lý nước thải.

Liên quan đến việc chuẩn bị nội dung cho các lớp đào tạo sắp tới, các giảng viên nguồn cũng đã cùng nhau trao đổi về việc xây dựng các bộ tài liệu giảng dạy, tạo điều kiện cho việc chuẩn bị nội dung bài giảng phục vụ các khóa đào tạo trong tương lai.

Cũng nhân buổi học cuối cùng của Khóa đào tạo Giảng viên nguồn, ông Phạm Xuân Điều - Trưởng Ban Đào tạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, bà Phạm Thị Vân Lam - Phụ trách chương trình đào tạo Quản lý nước thải của GIZ - WMP và giảng viên Mostafabiad - Chuyên gia đến từ tổ chức Margraf International đã trao Chứng chỉ cho 3 giảng viên là Trịnh Thị Thu Hà, Trần Quốc Vinh và Trần Thị Lựu, nâng tổng số giảng viên nguồn do VWSA và GIZ-WMP lựa chọn, đào tạo lên 27 giảng viên. Đây là nguồn tài sản tri thức đáng quý đối với VWSA nói riêng và lĩnh vực quản lý nước thải nói chung.

Đại diện VWSA, ông Phạm Xuân Điều - Trưởng Ban Đào tạo đã gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của GIZ-WMP, những đóng góp công sức của các giảng viên thuộc tổ chức Margraf International và sự tham gia tích cực của các giảng viên nguồn trong suốt thời gian vừa qua. Những lớp đào tạo thí điểm đầu tiên do các Giảng viên nguồn thực hiện tại Huế, Đà Nẵng vừa qua được đánh giá cao về cả nội dung và phương pháp giảng dạy đã cho thấy hiệu quả, sức lan tỏa và tác động tích cực của Dự án đào tạo Giảng viên nguồn. Đó cũng là một trong những minh chứng sinh động nhất cho sự thành công trong chương trình hợp tác giữa VWSA và GIZ-WMP.

SW2 kết thúc với nhiều hứa hẹn về các hoạt động đào tạo sôi nổi sẽ được triển khai trong thời gian tới cùng sự tham gia của các giảng viên nguồn của Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Bài & ảnh: Hà Thắm

  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.