“Thác nước” từ tầng hai

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/10/2021 | 8:41:27 Sáng

Đường Đê La Thành là nơi chuyên bán đồ gỗ nội thất, nguyên vật liệu ngành sắt; luôn tấp nập nhộn nhịp người qua lại vì cắt qua nhiều đường, nhiều phố chính của Thủ đô. Đường Đê La Thành cũng là nơi nhiều người biết đến với “thác nước” mưa đổ thẳng ra đường từ trên tầng hai.

Đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Láng Thượng, quận Đống Đa và phường Thành Công quận Ba Đình. Đường Đê La Thành  dài từ 4 đến 4,5 km và rộng từ 6 đến 12m. Đường Đê La Thành trước kia là một con đê của thành Thăng Long, do vậy nó có nền đường cao hơn chung quanh, gần như không có hiện tượng úng, ngập khi trời mưa lớn. 

Sau đợt giãn cách Covid  – 19  lần thứ tư, Hà Nội đón nhận nhiều đợt mưa dài ngày do ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp đổ vào miền Trung. Nhiều ngày mưa diễn ra vào đúng giờ đi làm buổi sáng, tuy không bị úng, ngập như một tuyến phố khác, nhưng người đi làm đã đông lại càng đông hơn vì không thể đi với tốt độ nhanh như ngày thường.  
Đi trên đường Đê La Thành chúng ta thấy còn rất nhiều nhà chỉ có hai ba tầng không như các phố khác cao hơn năm tầng. Nhiều người thắc mắc  vì sao trên đường Đê La Thành  lại có nhiều đoạn ống nhựa từ tầng hai vươn thẳng ra đường? Có nơi ống nhựa vươn ra bám vào thân cây, dùng thân cây làm điểm tựa rồi được bẻ vuông góc cắm  xuống gốc cây. Các ống nhựa xuất hiện trên đường Đê La Thành đều có chung đặc điểm: vươn ra từ tầng hai, vượt qua chiều rộng của vỉa hè, đường kính từ 50 đến 100mm.
Đến khi trời mưa to, câu hỏi nói trên có lời giải đáp: đó là "thác nước” hình thành từ đường ống thu nước mưa trên mái nhà tầng hai, tầng ba và cao hơn nữa. Do trời mưa tầm quan sát hạn chế, nhiều người đi đường giật mình, có cảm giác như ai đó vừa đổ nước xuống đầu mình, loạng choạng,  mỗi khi đi qua vị trí "thác nước” đổ. Mặt đường chỗ đó thường trơn trượt dễ gây tai nạn giao thông. 

Để bảo đảm mỹ quan, nhà mặt tiền trong thành phố thường có đường ống thoát nước mưa bán sát mép tường bên trái, bên phải, hoặc đặt chìm trong tường. Đường ống này có nhiệm vụ thu nước mưa từ máng nước rồi dẫn xuống đường ống thoát nước cắt ngang vỉa hè, đổ ra cống thu nước mưa ở mép đường. Trên đường Đê La Thành nhiều nơi không có cống thu nước mưa. Vỉa hè và mặt đường có cùng cốt với nhau, do vậy nước mưa chảy tự do xuống các con đường, ngõ nhỏ ở hai bên mái đê.
Bác Sinh, người sống hằng chục năm trên phố Đê La Thành phân tích với chúng tôi lý do vì sao lại phải làm đường ống thu nước mưa vươn ra đường như vậy: Thứ nhất vì lý do kinh doanh nếu để nươc mưa chảy thẳng từ mái xuống tầng một sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh vì vỉa hè trước nhà thường được tận dụng để đồ nội thất. Thứ hai nếu làm ống thu nước mưa từ mái xuống tầng một không biết đổ nước mưa đi đâu, đổ xuống vỉa hè thì nước tràn vào nhà, làm rãnh cắt vỉa hè đặt đường ống đấu với hệ thống thu gom nước mưa trên đường thì nhiều đoạn trên đường Đê La Thành  không có. Đành phải đổ nước mưa qua ống thoát nước đặt ngang vỉa hè từ tầng hai, để nước muốn chảy đi đâu thì chảy. Và Thế là đường Đê La Thành trở thành một trong những đường phố có nhiều "thác nước” mưa nhất thành phố. 

Điều này không chỉ làm mất mỹ quan thành phố mà còn gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người điều khiển phương  tiện giao thông khi có mưa lớn, dễ gây tai nạn giao thông. Chúng tôi đề nghị các đơn vị có thẩm quyền của thành phố kiểm tra và có giải pháp khắc phục. Không để xảy ra tình trạng "thác nước” mưa đổ từ trên cao xuống như hiện nay.

Hà Vy
Nguồn Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.