Hà Tĩnh cần ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải tại các khu, cụm công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/10/2021 | 10:06:34 Sáng

 Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, trong 21 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh thì có 7 cụm chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, 7 cụm chưa đầu tư hạ tầng công trình bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây tại Hà Tĩnh, nhiều công nghệ mới đã được nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mang lại hiệu quả trong xử lý môi trường. Tuy nhiên, công tác ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong xử lý môi trường của các cụm công nghiệp còn nhiều tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
tm-img-alt
Nhà máy bê tông Viết Hải thuộc Cum công nghiệp Phù Việt. Ảnh: TL

Tại huyện Thạch Hà, cụm công nghiệp Phù Việt xử lý rác thải bằng cách dựng một hồ chứa thu gom nước thải từ các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp, phân tầng chứa tại các ao lắng và khi đầy sẽ chảy theo đường ống ra môi trường.

Đây cũng là tình trạng khá phổ biến của hầu hết các cụm công nghiệp còn lại trên địa bàn Hà Tĩnh. Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, trong 21 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh thì có 7 cụm chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, 7 cụm chưa đầu tư hạ tầng công trình bảo vệ môi trường. Hầu hết các cụm công nghiệp đều do UBND huyện trực tiếp làm chủ đầu tư.

Đại diện phòng TN&MT huyện Thạch Hà cho rằng: Việc quản lý cụm công nghiệp tại địa phương còn nhiều khó khăn, quá trình kiểm tra, giám sát, địa phương chỉ có thẩm quyền từ hệ thống nước thải phía ngoài vào đến hồ điều hòa, còn quá trình sản xuất bên trong sẽ phối hợp với Sở TN&MT khi có dấu hiệu bất thường.

 

Đối với cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên) cũng xảy ra tình trạng tương tự, các doanh nghiệp trong cụm này chủ yếu hoạt động về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, dược, thiết bị y tế, sản xuất bánh kẹo…, dù đã đi vào hoạt động khá lâu (hoạt động từ năm 2014) nhưng đến nay cụm này vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải theo quy định. Việc xả thải tại đây diễn ra hết sức tùy tiện, doanh nghiệp mạnh ai người nấy làm. Mỗi ngày, hàng trăm mét khối nước thải từ cụm công nghiệp này ngang nhiên chảy thẳng ra môi trường.

Con kênh dẫn nước chảy ra sông Ngàn Mọ (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng là nơi sinh hoạt của người dân trong xã. Thế nhưng, từ khi cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên đi vào hoạt động thì không hiểu vì sao con kênh này ô nhiễm nghiêm trọng.

Có thể nói, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa cao. Phần nhiều vẫn đang chú trọng lợi ích kinh tế, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Tình trạng nước thải có hay không được đổ thẳng ra môi trường hoặc xử lý không theo quy chuẩn diễn ra từ nhiều năm nay.

 

Lý giải về vấn đề này, đại diện Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết: Sở đang yêu cầu các huyện, thị rà soát và phân loại các khu, cụm công nghiệp để tổng hợp và kiểm tra trong thời gian tới. Nếu khu cụm công nghiệp thuộc địa bàn huyện nào chưa làm đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ xử lý vi phạm hành chính, đồng thời tiếp tục hướng dẫn để huyện sớm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý và vận hành đạt yêu cầu.

Để hoàn thiện hệ thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 86/2018 về một số chính sách phát triển CN-TTCN đến năm 2025 và những năm tiếp theo, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.

Bình Minh

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.