Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất cả nước

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/11/2021 | 9:48:45 Sáng

Theo số liệu tính toán, khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hai vùng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất cả nước.

Kết quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước cũng cho thấy, áp lực về nước thải sinh hoạt đối với vùng ĐBSH là lớn nhất, tiếp đến là khu vực ĐNB. 
Tỷ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước.
Tỷ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước. Nguồn: Tổng cục Môi trường
Đây là hai khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các nơi khác đến. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt có dân số tập trung cao, đi kèm với đó là lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong vùng. Đồng bằng sông Hồng chiếm 23%, còn Đông Nam Bộ chiếm 20% lượng nước thải cả nước. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực ĐBSH, thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 54% tổng lượng nước thải của vùng ĐNB.
Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích đất ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm về môi trường nước các lưu vực sông cũng cho thấy, hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam chủ yếu dùng chung cho cả thoát nước thải và nước mưa. Theo các số liệu tổng hợp, ước tính có khoảng 60% hộ gia đình ở đô thị có đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Tỷ lệ đấu nối này khác nhau ở mỗi thành phố, tuỳ thuộc vào mật độ dân số và điều kiện địa chất. 

Số liệu báo cáo năm 20181 cho thấy, tỷ lệ nước thải sinh hoạt ở các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt khoảng 12,5%, tăng 5% so với giai đoạn 2011 đến 2015, với 45 nhà máy, trạm XLNT tập trung đặt tại 29 tỉnh thành phố. Tỷ lệ số đô thị có công trình XLNT sinh hoạt đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thuận với cấp đô thị. 
Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông (LVS) xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch...). Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 về môi trường nước các lưu vực sông, tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%.

Nguồn Chuyên trang Quản lý môi trường

  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.