TP.HCM: Phấn đấu đạt mục tiêu trong quản lý chất thải sinh hoạt năm 2021

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2021 | 9:28:00 Sáng

Trong năm 2021, thành phố Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu 100% lực lượng thu gom rác dân lập được chuyển đổi thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; 100% hộ dân đăng ký thu gom rác tại khu vực có tuyến thu gom. Riêng các địa bàn chưa có tuyến thu gom, 100% hộ dân thực hiện xử lý rác thải hợp vệ sinh tại hộ gia đình.

TP.HCM: Phấn đấu đạt mục tiêu trong quản lý chất thải sinh hoạt năm 2021

Thu gom rác dân lập ở Thành phố Hồ Chí Minh còn khá thô sơ. Ảnh: SGGP

Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập thành hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Thành phố tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; bổ sung vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ thực hiện nội dung này cũng sẽ được thành phố triển khai thực hiện; tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định hiện hành một cách đồng bộ và hiệu quả. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 2 nhóm gồm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại.

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu bảo đảm các công trình, trang thiết bị, phương tiện thùng rác công cộng, điểm tập kết, quét dọn, thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn, đảm bảo tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

                                                                                                             Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sở Xây Dựng TP.HCM vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cùng kế hoạch thực hiện năm 2024-2025 gửi UBND TP.HCM.