Phố cổ Hội An chìm trong biển nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/11/2021 | 7:11:14 Chiều

Mưa lớn kèm thủy điện điều tiết xả lũ khiến phố cổ Hội An ngập sâu trong sáng 30/11, đây là lần thứ 4, nước "tấn công" phố cổ trong năm nay.


Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 1
Mưa lớn những ngày qua kèm thủy điện điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng trũng thấp tại TP Hội An, thị xã Điện Bàn… thuộc hạ du sông Thu Bồn ngập sâu. Trong ảnh là đoạn trước chợ cá Thanh Hà - TP Hội An ngập nước, người dân lội nước đi làm, tiểu thương đưa hàng hóa lên đường lộ bán.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 2
Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An, đến thời điểm hiện tại, mực nước trên sông Thu Bồn (chảy qua phố cổ Hội An) đạt trên mức báo động II là 7 cm. Từ đêm qua đến sáng 30/11, nước đã bắt đầu bủa vây nhiều tuyến đường tại phố cổ, đặc biệt ngập sâu nhất là đường Bạch Đằng nằm ven sông Hoài (1-1,5 m).
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 3
"Hôm nay (30/11), học sinh tại các vùng trũng thấp của TP Hội An nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh, tùy theo tình hình mưa lũ sẽ có thông báo tiếp theo. Các đoạn nguy hiểm, đông dân cư qua lại, đập tràn… cũng được giăng dây, lập hàng rào cảnh báo cấm người dân đi lại khi nước lớn", lãnh đạo TP Hội An thông tin.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 4
Phố biến thành sông, người dân phố cổ dùng thuyền đi lại.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 5
Các tuyến đường ven sông Hoài ngập sâu trong biển nước như Bạch Đằng, vòng cung Chùa Cầu, Công Nữ Ngọc Hoa… khiến việc đi lại khó khăn.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 6
Ông Lê Văn Năm (người dân TP Hội An) cho hay: "Đây là lần thứ 4 nước tràn vào phố cổ, nước lên nhanh trong đêm 29/11, sáng nay thì ngập hầu hết tuyến ven sông và đang rút chậm. Người dân chúng tôi cũng quen rồi, mùa này thì chèo thuyền phục vụ người dân đi lại giữa 2 bên bờ, khách du lịch ít lắm, thành phố cũng cấm vì để đảm bảo an toàn".
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 7
Phố cổ mùa lũ đem lại cho du khách trải nghiệm mới, độc đáo, đặc biệt dưới những chiếc đèn lồng rực rỡ đã được thay áo mới chào đón du khách.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 8
Người dân phố cổ đã quá quen cảnh sống chung với lũ, nước lên thì dọn dẹp, đến khi nước xuống thì lại bày bán.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 9
"Quen rồi, nơi đây vùng hạ du sông Thu Bồn mà, có khi năm nào không có lụt lại thấy nhớ. Chúng tôi chỉ lo ngại việc di tích nhà cổ liên tục bị tấn công bởi nước lũ hàng năm sẽ ảnh hưởng thôi. Đây cũng coi như đặc sản phố cổ mùa lũ", ông Lê Văn Tấn (người dân phố cổ Hội An) bày tỏ.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 10
Việc dọn dẹp sau mỗi đợt lũ cũng là một thử thách, đặc biệt là những căn nhà gỗ.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 11
Tuyến đường Nguyễn Thái Học nước ngập từ 20-30 cm nên người dân có thể đi xe, hay lội bộ.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 12
Chợ Hội An cũng ngập nước, tiểu thương phải đưa hàng lên cao để bán.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 13
Rất đông du khách đổ về phố cổ mùa lũ, nhưng do thời tiết lạnh nên ít người dám thử thách, và nước còn cao nên thành phố cũng cấm người dân qua vùng ngập sâu.
Phố cổ Hội An chìm trong biển nước - 14
Trong sáng 30/11, một chiếc ô tô 4 chỗ bất chấp đi qua đoạn nước trũng ngay gần cầu nối xã Duy Phước (huyện Duy Xuyên) và xã Cẩm Kim (TP Hội An), bị trôi phải dùng đến cần cẩu hỗ trợ.

Nguồn Dân Trí
  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.