Công ty Thoát nước Hà Nội nói gì về cá chết trên sông Tô Lịch?

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2019 | 3:07:33 Chiều

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Trước tình trạng cá chết nổi nhiều trên sô Tô Lịch sau khi được xả nước từ Hồ Tây vào, chiều nay (14/7), lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội đã lý giải với PV Tiền Phong về hiện tượng này.

Thông tin với chúng tôi, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng giám đốc Công ty Thoát Nước Hà Nội cho biết, trước tình trạng nước khô cạn tại nhiều vị trí, dẫn đến hiện tượng nước sông bốc mùi hôi gây ô nhiễm ngày càng nặng, trong các ngày từ 9 đến 10/7, Công ty Thoát Nước Hà Nội đã mở cửa xả phía đầu nguồn tại đường Hoàng Quốc Việt để dẫn nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.

Ước tính có khoảng 1 triệu mét khối nước Hồ Tây đã được xả vào sông Tô Lịch trong hai ngày trên. Khi được bổ cập nước, từ mực "nước chết”, đen kịt, nước sông Tô Lịch bỗng chyển sang màu xanh lá cây và chảy thành dòng xuôi (đập Thanh Liệt).

Theo ghi nhận, đây là lần thứ 2 trong hai tháng qua, Công ty Thoát Nước Hà Nội đã xả nước từ Hồ Tây để bổ cập nước, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Sau cả hai lần nhận hàng triệu mét khối nước từ Hồ Tây, sông Tô Lịch đã hình thành dòng chảy và nước từ màu đen kịt chuyển sang màu xanh lá cây, đặc biệt mùi hôi trong nước được giảm tương đối.Tuy nhiên, sau lần xả thứ 2 cuối tuần qua, trong ngày 13 và 14/7, người dân sống hai bên bờ sông phía đầu nguồn đường Hoàng Quốc Việt thấy hiện tượng cả chết nổi nhiều ở cửa xả.

Ghi nhận tại đây, chúng tôi thấy rằng, cá chết chủ yếu là cá rô phi, cá cờ và cá diếc, tập trung tại vị trí cửa xả nước ra. Riêng khu vực các thanh chắn rác, cá chết xếp thành từng lớp đầu ngoi về hướng nước chảy vào. Do lượng cá chết nhiều nên khi gặp trời nắng, đã bốc mùi hôi khó chịu. Trước tình trạng này, trong chiều ngày 13 và sáng 14/7 nhân viên Công ty Thoát Nước đã dùng thuyền đi vớt toàn bộ số cá chết nổi lên.

Đánh giá về sự việc trên nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hiện tượng lạ vì lây nay sông Tô Lịch vốn bị ô nhiễm nặng và không thể có sinh vật nào có thể sinh sống trong nước. Cũng theo các chuyên gia, trong các loại cá chết, có cá rô phi và cá cờ, đây là hai loại cá thường sống rất khỏe.

Thông tin với PVTiền Phongvề sự việc trên, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng giám đốc Công ty Thoát Nước Hà Nội cho biết, hiện tượng cá chết trên là do khi đơn vị xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch, nhiều loại cá nhỏ, cá tạp đã chui qua khe chắn rác theo dòng nước chảy xuông vào sông Tô Lịch. Khi vào sông, do gặp tình trạng nước ô nhiễm nặng cá đã bị ngạt dẫn đến chết, với một số loại cá khỏe hơn như rô phi, cá cờ muốn bơi ngược dòng nước để trở lại Hồ Tây nhưng không thể được và nằm chết ở tấm chắn rác.

Theo ông Sương, việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch là kế hoạch điều tiết nước Hồ Tây hàng năm.Việc này nhằm tránh tình trạng nước sông Tô Lịch cạn khô, ô nhiễm do nước thải trở nên nghiêm trọng.

TRỌNG ĐẢNG (tienphong.vn)
  •  
Các tin khác

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã phối hợp các cơ quan tại các huyện, thị xã tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của các khu công nghiệp.

Tất cả chúng ta hẳn còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (chảy qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh), Ai cũng biết đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc. Thế nhưng, với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, Dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8-2012, công trình này đã khánh thành, đánh dấu sự 'hồi sinh' của dòng kênh suốt bao nhiêu năm 'chết chìm' trong rác. Liệu Hà Nội có thể rút ra bài học gì từ chính câu chuyện này (?!).

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp, thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp.